Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều kiện giành quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn

Sau khi ly hôn, mỗi bên vợ, chồng đều muốn trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục và trông nom con cái. Tuy nhiên, để tạo cho con một điều kiện phát triển tốt nhất, Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định những nguyên tắc, điều kiện để Tòa án quyết định người trực trực tiếp nuôi dưỡng con. Những nguyên tắc, điều kiện này có thể là: độ tuổi của con, điều kiện kinh tế, sức khỏe của mỗi bên cha, mẹ, nguyện vọng của con tùy theo từng trường hợp luật định.

1. Vợ chồng ly hôn muốn giành quyền nuôi con cần điều kiện gì?

Câu hỏi: Chào luật sư, Tôi hiện đang sống cùng với 2 con ( 1 bé 3 tuổi 9 tháng và 1 bé 10 tháng). Tôi đã có hộ khẩu tại C, nhà tôi đang sinh sống là nhà vợ chồng tôi mua sau khi chúng tôi làm đám cưới.

Từ khi cưới nhau thì anh ta đã đánh tôi rất nhiều lần. Khi tôi mang bầu đứa con đầu và sinh con, Chồng tôi làm ngoài miền bắc anh ta để mặc mẹ con tôi cho chị em tôi chăm sóc, không quan tâm, thăm nom gì. Gần đây tôi phát hiện anh ta có mối quan hệ bất chính và còn dùng bạo lực với tôi.

Ngoài ra từ lúc sinh đứa thứ 2, anh ta không hề hỗ trợ tiền sinh hoạt cho tôi, toàn bộ tiền sinh hoạt gia đình, tiền học của con… đều do tôi lo. Đứa con đầu và đứa con tôi mới sinh đều do em gái của tôi 1 tay chăm sóc và nuôi dạy lúc tôi đi làm.

Giờ tôi muốn làm thủ tục ly hôn và muốn được nuôi 2 đứa con. Nhờ bạn tư vấn giúp tôi làm sao tôi được nuôi 2 đứa con tôi. Tôi cám ơn bạn rất nhiều. 

Trả lời: Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 2, Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"Vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án cho được nuôi con. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì về nguyên tắc sẽ giao cho người mẹ là người được quyền trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

Bên cạnh đó Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định:

Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Trường hợp này của chị, đứa con thứ 2 của chị tính đến thời điểm xét xử chưa đầy 3 tuổi thì chị sẽ được quyền nuôi cháu, về cháu bé đầu tiên được 3 tuổi 9 tháng nếu chị muốn giành quyền nuôi cháu thì chị cần phải chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…Bên cạnh đó, chị cũng cần chứng minh được rằng chồng chị không nuôi dạy con tốt vì không quan tâm, chăm sóc con và có những hành vi bạo lực.

2. Thuê nhà ở có đủ điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Câu hỏi: Xin chào luật sư,tôi có ý định ly hôn và tôi rất lo lắng về quyền nuôi con,mong luật sư tư vấn cho tôi để tôi có quyết định đúng đắn hơn.Tôi và vợ tôi hay kình cãi,vợ tôi nói xúc phạm đến tôi va gia đình tôi nên tôi không chịu nỗi nữa nên phải ly hôn nhưng tôi có 2 con rất nhỏ nên tôi rất lo lắng.Tôi có 2 bé trai,1 bé trai 37 tháng tuổi va 1 bé 18 tháng tuổi.Về điều kiện của tôi như sau: tôi đang sống cùng với mẹ già nhưng vẫn còn rất minh mẫn va khoẻ mạnh có thể trông cháu rất tốt,tôi có nhà cua ba mẹ để lại,có việc làm tại nhà ổn định đó la nghề thợ mộc và mẹ tôi còn bán 1 quán tạp hoá nhỏ nữa.còn vợ tôi thì không có nhà. chỉ có nhà mẹ đẻ hoặc đi thuê để sống,cô ấy cung biết may nhưng kể từ khi lấy tôi thì cô ấy không may nữa.vậy tôi có đủ điều kiện để nuôi bé lớn không ạ? Xin luật sư tư vấn giúp.xin cảm ơn.

Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Với câu hỏi của anh chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Anh có hai bé trai, một bé 37 tháng tuổi và một bé 18 tháng tuổi. Căn cứ theo nguyên tắc trên thì bé trai 18 tháng tuổi sẽ được giao cho vợ anh nuôi dưỡng và chăm sóc. Đối với bé trai 37 tháng tuổi sẽ do hai vợ chồng anh thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao bé cho một trong hai bên căn cứ vào các yếu tố: điều kiện vật chất (như chỗ ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… dựa trên thu nhập của người bố hay người mẹ) và điều kiện tinh thần (thời gian chăm sóc con…)

Nếu anh có nguyện vọng muốn nuôi bé lớn thì anh cần chứng minh cho Tòa thấy rằng vợ anh không đủ khả năng nuôi cả 2 bé cũng như chứng minh điều kiện kinh tế của anh phù hợp để chăm sóc cho con anh.

3. Tư vấn về giành quyền nuôi con dưới 36 tháng​

Câu hỏi: Tôi đang mang thai mà tôi muốn ly hôn 2 tháng nữa là tôi sinh trong khi đó con tôi chưa được 36 tháng mà tôi muốn sinh con xong thì tôi ly hôn mà khi tôi sinh con xong thì con tôi qua 36 tháng tôi có đươc quyền nuôi con không trong khi đó chồng tôi suốt ngày cứ bài bạc,tôi bế con đi 1 thồi gian chồng tôi cũng không 1 lồi hỏi thăm tối con tôi.như vậy tôi có quyền được nuôi con không.xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

>> Quyền nuôi con và điều kiện để giành quyền nuôi con

Như vậy, nếu như tại thời điểm nộp đơn mà bé quá 36 tháng thì việc giành quyền nuôi con của chị sẽ khó khăn hơn dưới 36 tháng; vì vậy, để giành quyền nuôi con chị nên nộp đơn khi con dưới 36 tháng thì căn cứ giành quyền nuôi con của chị sẽ nhiều hơn.

4. Người mẹ có thể giành quyền nuôi cả hai con dưới 36 tháng tuổi không?​

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi. Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 2 năm.và hiện có 2 cháu gái.1 bé 22 thang tuổi.1 cháu 4 tháng tuổi.từ khi kết hôn vợ chồng tôi sống với mẹ đẻ tôi.nhưng đến khi tôi sinh con thứ 2 được 2 tháng thì chồng tôi nói là mang cháu đầu về thăm ông bà nội.nhưng khi tôi bảo chồng mang con lên.thì ông bà nội giữ cháu lại và không cho chồng tôi mang con lên.do mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng.chồng tôi cũng ko lên.từ khi tôi sinh con thứ 2.cũng chỉ có mình tôi chăm con.gia đình chồng không ngó ngàng gì tới cháu cả. Về điều kiện của 2 vk ck tôi thì đều ko có nghề nghiệp ổn định.gia đình chông tôi làm nông.k có thu nhập ổn định.còn gia đình tôi cũng làm nông.thu nhập hàng tháng đều ổn định.tôi làm thuê cho mẹ tôi.mỗi tháng mẹ trả nương cho tôi là 10triệu. Tôi muốn hỏi trong trường hợp của tôi.nếu chúng tôi li hôn.tôi có quyền nuôi cả hai cháu không.và gia đình chồng tôi giữ con tôi như vậy có vi phạm pháp luật ko.và tôi có thể làm gì để đưa con tôi về ở với tôi.khi ông bà nội cháu giữ cháu. Xin luật sư giúp đỡ.

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Người mẹ có thể giành quyền nuôi cả hai con dưới 36 tháng tuổi không?

>> Điều kiện để yêu cầu giành quyền nuôi con khi ly hôn

Nếu giải quyết ly hôn mà hai bên không tự thỏa thuận được vấn đề nuôi con thì có quyền yêu cầu tòa giải quyết thì tòa án sẽ xem xét tới các điều kiện về vật chất và tinh thần mà hai bên có thể đáp ứng được cho các cháu. Theo quy định, con dưới 36 tháng thì được giao cho mẹ nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cho con.

Như chị đề cập, hai con của chị đều dưới 36 tháng tuổi nên khi ly hôn mà không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ áp dụng đúng nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi ( với điều kiện người mẹ phải chứng minh bản thân mình có khả năng tài chính, thời gian chăm sóc con, nơi ở hợp pháp đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của hai con dưới 36 tháng tuổi). Nếu bản thân chị không có điều kiện để đáp ứng cho cả hai con thì tòa án sẽ xem xét tới việc giao một con cho người cha.

Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nuôi con. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa sẽ dựa trên chi phí sinh hoạt của con và khả năng cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con để quyết định một mức cấp dưỡng phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

5. Tư vấn về quyền thăm nom con sau khi khi ly hôn​

Hỏi: Luật sư cho tôi hỏi: vợ chồng chị gái tôi ly hôn hơn một năm nay. A chồng rất ít khi thăm con (một năm vài lần) mặc dù cách nhau có 30 km. A ta còn nói với tòa án là nhà tôi cấm a ta thăm con. Mới đây a ta nói muốn đón con về nhà chơi 1 tuần nhưng gđ tôi không đồng ý vì ảnh hưởng đến thời gian biểu của cháu (cháu hơn 3 tuổi và đang đi học mầm non) và vì cháu còn bé, nếu muốn thăm nom a có thể lên nhà. Trong quá trình cấp dưỡng thì a ta chậm trễ mặc dù thừa điều kiện (mỗi tháng cấp 1 triệu). Xin hỏi luật sư gđ tôi làm thế đúng hay sai và thời gian chậm nhất để cấp dưỡng là bao lâu? A ta luôn chậm trễ vậy có bị xử phạt không? Cám ơn luật sư!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn về quyền thăm nom con sau khi khi ly hôn

Trường hợp của chị, theo quyết định/ bản án của TAND thì chị là người trực tiếp nuôi con và anh chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con. Do đó, người chồng phải thực hiện việc cấp dưỡng kịp thời và trong khả năng của mình. Đối với quyền thăm nom, người chồng có quyền tới nhà chị thực hiện quyền thăm nuôi đứa trẻ, việc đón con đi hoặc mang về nhà nội thì do hai bên thỏa thuận với nhau và có sự đồng ý của chị. Chị cũng nên cân nhắc tới việc cho cháu về chơi nhà ông bà nội tuy nhiên chị hoàn toàn có thể thỏa thuận để phù hợp với thời gian sinh hoạt học tập của con để đảm bảo cháu có đầy đủ tình cảm của cha, của mẹ và của gia đình bên ngoại, bên nội. Về vấn đề người chồng nói chị đang cản trở quyền thăm nom trước Tòa thì người chồng cần có những căn cứ chứng minh cho lời nói của mình như người làm chứng, video, hình ảnh. Nếu người chồng không đưa ra được căn cứ nào chứng minh việc chị cản trở quyền thăm nuôi thì Tòa án sẽ bác yêu cầu của người chồng.

Về vấn đề cấp dưỡng nếu người chồng không thực hiện đúng theo bản án/ quyết định của TAND về thời gian cấp dưỡng thì chị có quyền làm đơn gửi tới Chi cục thi hành án để giải quyết cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169