LS Hồng Nhung

Đi xuất khẩu lao động có được hưởng bảo hiểm không?

Chào Anh/Chị! Trường hợp của em là: Em vô công ty gần 3 năm (hợp đồng xác định thời hạn đến tháng 4/2020 mới ký lại vô thời hạn) có đóng đầy đủ bảo hiểm. Đến đầu năm 2020 khoảng tháng 1 em đi lao động bên Nhật. Theo quy định của công ty em là phải viết đơn xin nghỉ và lý do phải được đồng ý tính từ lúc ký đến khi được nghỉ là 30 ngày làm việc (không tính thứ 7 và chủ nhật).

Nội dung tư vấn: Chào Anh/Chị! Trường hợp của em là: Em vô công ty gần 3 năm (hợp đồng xác định thời hạn đến tháng 4/2020 mới ký lại vô thời hạn) có đóng đầy đủ bảo hiểm. Đến đầu năm 2020 khoảng tháng 1 em đi lao động bên Nhật. Theo quy định của công ty em là phải viết đơn xin nghỉ và lý do phải được đồng ý tính từ lúc ký đến khi được nghỉ là 30 ngày làm việc (không tính thứ 7 và chủ nhật).

Như vậy, lý do em đi Nhật lao động có phải là lý do phù hợp luật quy định không? Và cần có gì để chứng minh không?

Thời gian ký quyết định đến lúc nghỉ là 30 ngày làm việc có đúng luật không? Em có được nhận bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần không?

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động:

 

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu có đủ căn cứ và bảo đảm thời gian báo trước theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

 

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

 

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

 

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

 

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

 

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

 

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

…”

Từ quy định nêu trên, đối chiếu với trường hợp của chị có thể thấy việc ra nước ngoài xuất khẩu lao động không phải là căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, để nghỉ việc đúng pháp luật, chị cần tiến hành thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và việc thỏa thuận cần được ghi nhận bằng văn bản.

 

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì có thể xác định chị đang đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và công ty có thể yêu cầu chị bồi thường theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012:

 

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

 

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

 

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

 

Thứ hai, liên quan đến các chế độ bảo hiểm:

 

- Đối với trợ cấp thất nghiệp:

 

Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

 

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

 

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

 

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

 

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

 

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

 

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

…”

Như vậy, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đúng nhưng thuộc trường hợp đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng thì chị không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định nêu trên.

 

- Đối với bảo hiểm xã hội một lần:

 

Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 quy định:

 

“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

 

b) Ra nước ngoài để định cư;

 

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

 

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

 

“Điều 1.

 

1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

 

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”

 

Theo quy định nêu trên, chị không thuộc các trường hợp ra nước ngoài để định cư; đang bị mắc bệnh hiểm nghèo gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, chị cần phải nghỉ việc và dừng đóng bảo hiểm xã hội đủ 1 năm trở lên thì chị mới đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn