Luật sư Việt Dũng

Đất đang đứng tên người mẹ thì con có quyền lợi gì?

Chào luật sư! Tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: Lúc bố mẹ tôi lấy nhau, đến năm 1978 đã gây dựng nhà ở cho đến nay. Tôi sinh năm 1983, lúc đẻ tôi, vì bị thất lạc giấy tờ cho nên không làm được giấy khai sinh,

 

đến tuổi tôi đi học thì mẹ tôi phải cho tôi nhập khẩu theo mẹ cho đến bây giờ tôi vẫn mang họ mẹ chứ không mang họ bố. Đến cuối năm 1991, mẹ tôi lâm bệnh và qua đời. Bố tôi đi bước nữa lấy bà mẹ kế hiện tại đang sống với anh em tôi và sinh thêm một cô em nữa. Nhưng tôi và em gái cùng mẹ cùng bố lại mang họ mẹ là họ Phạm còn cô em cùng cha khác mẹ kia lại mang họ bố là họ Hà. Đến năm 2002 bố tôi lâm bệnh và qua đời và có để lại bản di chúc cho anh em tôi nhưng vì lúc đấy tôi còn trẻ tuổi nên không quan tâm tới. Và bản di chúc có ghi là và mẹ kế tôi chỉ có thể ở chứ không được bán nếu bà đi bước nữa. Toàn bộ giấy tờ hiện tại đang mang tên bà ý. Năm 2013 Nhà nước thu hồi đất, nhà tôi có 49,8m2. Lấy đường còn lại 23,8m2. Và được mua một suất chung cư hiện tại tôi đang ở nhưng đứng tên mẹ kế tôi từ năm 2013 đến nay. Hiện tại bây giờ nhà thu hồi đấy mới đang xây và sắp hoàn thiện. Bà mẹ kế tôi hứa sẽ lo xong nhà bên đấy thì mới sang tên. Xin hỏi luật sư rằng là tôi như thế có quyền lợi gì ở phần đất thu hồi còn lại không? Vì nơi đấy là nơi thờ cúng bố mẹ tôi sau này. Vì một đứa em gái tôi đã lấy chồng, còn đứa còn lại mới bắt đầu đi làm tôi rất lo lắng sau này sẽ xảy ra chuyện tranh chấp nhà cửa. Tôi và em gái cùng bố mẹ đẻ ra lại mang họ mẹ, còn đứa em gái cùng cha khác mẹ kia lại mang họ bố liệu nếu xảy ra chuyện tranh chấp nhà ở thì anh em tôi có quyền lợi gì ở nhà đấy không? Mà bản di chúc bác ruột của tôi hiện đang giữ không đưa lại cho tôi vì lý do tôi và ông bác này mâu thuẫn nhiều cái nói cách khác là bác tôi không hợp tôi. Mong luật sư trả lời giúp.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, khi người chết để lại di chúc hợp pháp theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì sẽ chia di sản thừa kế theo di chúc.

 

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

 

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

 

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

 

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

 

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Trừ trường hợp di chúc không hợp pháp thì sẽ chia theo pháp luật lúc này bạn mới quan tâm đến hai người em của mình. Việc họ tên trên giấy tờ không phải là chứng cứ duy nhất, vì nếu chia theo pháp luật bạn không mang theo họ của người cha nhưng chứng minh được quan hệ cha con là con đẻ của cha thì bạn vẫn được hưởng di sản theo hàng thừa kế thứ nhất.

 

Vì di chúc chưa được mở thừa kế nên lúc này để có thể đảm bảo quyền lợi cho mọi người thì bạn có thể yêu cầu mở thừa kế để chia di sản do bố, mẹ bạn để lại.

 

Thứ hai, theo quy định của điều 97 Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:

 

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

 

Đồng thời theo Điều 168. Luật Đất đai năm 2013 Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

 

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

 

Như vậy theo nguyên tắc giấy chứng nhận sử dụng đất được cấp cho quyền sử dụng đất, hiện tại người mẹ bạn đang là người đứng tên trên giấy chứng nhận nên người mẹ thứ hai sẽ có quyền sử dụng đất này.

 

Bạn có hỏi quyền lợi của bạn trên phần diện tích đất còn lại thì như chúng tôi đã nói ở trên hiện tại chưa mở thừa kế, diện tích này không do bạn đứng tên mà do người mẹ đang đứng tên trên giấy chứng nhận cho nên bạn sẽ không có quyền đối với mảnh đất này.

 

Để có quyền với phần diện tích còn lại không thuộc diện thu hồi  hoặc ngôi nhà đang xây thì bạn phải là người đứng tên trên chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sở hữu nhà ở. 

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV Hà Tuyền - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo