Đinh Thị Minh Nguyệt

Công ty không trả sổ BHXH có vi phạm pháp luật không?

Đã nhận BHXH một lần từ năm 2010-2011 ở công ty cũ. Tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới bằng số sổ BHXH mới . Đến cưới tháng 04/2019 nghỉ việc ở công ty. Nhưng từ ngày nghỉ việc đến nay đã 2 tháng công ty vẫn không trả sổ BHXH. Hỏi công ty không trả sổ BHXH có vi phạm pháp luật không?

Chào anh/chị,Nhờ anh/chị tư vấn giúp em. Em có đóng BHXH từ năm 2010-2011 ở 1 công ty, năm 2011 em nghỉ việc. Năm 2012 em có lãnh BHXH một lần. Em tiếp tục đóng BHXH (sổ mới) tại công ty mới. Sau đó em nghỉ việc công ty vẫn chốt sổ bình thường cho em. Nhưng cuối tháng 4/2019 em có nghỉ việc ở 1 công ty khác. Đến nay đã 2 tháng công ty này vẫn không trả sổ cho em.Với lý do em không nộp sổ BHXH đã đóng từ năm 2010-2011. Em có trình bày là đã lãnh BHXH 1 lần. Nhưng công ty này phản hồi là em phải nộp giấy xác nhận đã lãnh BHXH 1 lần. Nhưng em không có giấy này. Nhờ anh/chị tư vấn giúp em công ty này làm vậy có đúng luật không? Em cám ơn.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật lao động 2012, tại Điều 47 có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

 

“ Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

 

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

 

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

 

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

 

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

 

Theo đó, khi người lao động nghỉ việc thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Và công ty sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

 

Như vậy, việc công ty đã chốt sổ nhưng giữ số bảo hiểm xã hội của bạn vì bất cứ lý do gì thì đều là thực hiện trái quy định của pháp luật.

 

Vì vậy, trong trường hợp công ty cố ý không trả sổ bảo hiểm cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động Thương binh - xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

 

Mặt khác, Bộ Luật lao động 2012 cũng có quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

 

“ Điều 96. Nguyên tắc trả lương

 

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

 

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

 

Như vậy, công ty có nghĩa vụ phải trả lương cho bạn đầy đủ và đúng hạn. Trong trường hợp đặc biệt có thể chậm lương nhưng không quá 1 tháng và phải trả thêm tiền lãi. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn công ty đã hơn 2 tháng không trả lương.

 

Việc công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13  Nghị định 95/2013/NĐ-CP  được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

 

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

 

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

...

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

 

b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”

 

Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở công ty để yêu cầu giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169