Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Có thể hạn chế quyền thăm nom con của chồng sau khi ly hôn

Chào luật sư cho tôi hỏi về việc hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc sau khi ly hôn như sau: Tôi và chồng ly hôn vào tháng 11 năm 2011, tòa xử tôi được quyền nuôi con vì con tôi dưới 36 tháng tuổi. Hàng tháng chồng tôi chu cấp cho con tôi là 200.000 đồng. Tuy nhiên, chồng tôi lại đưa con về quê 1 tháng rồì mới đưa con lên và sau đó hàng tuần đến thăm con thì không báo trước

Khi con tôi ốm, tôi đã cho phép chồng đưa con về quê. Cháu về quê được 2 tuần tôi có vềđón cháu đểcháu chuẩn bị tiếp tục đi học nhưng chồng tôi không cho đón. Hiện tại hộ khẩu và giấy tờ của con tôi đều ở nhà tôi, chồng tôi đi làm cả tuần mới về thăm con 1 hoặc 2 lần, cháu ở cùng bà nội. Tôi đã giải thích về quyền nuôi con sau khi ly hôn nhưng chồng tôi không nghe. Cho tôi hỏi làm thế nào để tôi tiếp tục được nuôi dưỡng chăm sóc cháu? Tôi phải làm thủ tục gì nếu phải đưa vụ việc ra Tòa? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn!  Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Sau khi vợ chồng chị ly hôn, Tòa xử chị được quyền nuôi con vì con chị dưới 36 tháng tuổi, nhưng việc chồng chị thăm nom con chị hoàn toàn là hợp pháp, nhưng việc chồng chị đưa cháu về quê một thời gian chị có về đón nhưng chồng chị không cho điều này là trái với quy định của pháp luật, cụ thể:

Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Đồng thời, điều 82 Luật này có quy định:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Vì vậy, chị có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng chị nếu xét thấy chồng chị lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Tư vấn về vấn đề hạn chế quyền thăm nom con của chồng sau khi ly hôn

Câu hỏi: Chồng cũ có những hành vi bao lực, lạm dụng quyền thăm nom con để gây sức ép, làm ảnh hưởng đến gia đình cũng như sức khỏe, nhận thức và tính cách của con. Cụ thể: 

Vì không thể chấp nhận người chồng chơi bời, bài bạc, vô trách nhiệm, gia trưởng, vũ phu dẫn đến cuộc sống vợ chồng không thể hòa hợp, chúng tôi chính thức được công nhận ly hôn vào tháng 04/2017. Tòa giao con cho tôi trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đến khi trưởng thành. Hiện nay cháu tròn 2 tuổi, tôi không yêu cầu trợ cấp. Trước khi ly hôn bố mẹ chồng mượn hết tiền vàng cưới cho đến giờ tôi đòi họ không trả. Tôi và gia đình luôn tạo điều kiện cho chồng cũ thăm nom con, sau khi ly hôn được 1 tháng chồng cũ đón con về nội nhưng đến tối không chở ra, tôi gọi điện nói chở ra thì anh nói đang bận không ở nhà, tôi vô đón cháu phải tìm vài nhà họ hàng mới tìm thấy cháu, xót con tôi đã gọi điện trách móc thì chồng cũ chạy tới nhà hành hung tôi tại nhà bố mẹ tôi. Sự việc hôm đó có công an huyện, công an xã, công an viên thôn buôn tới làm việc là viết tường trình và ngày hôm sau tôi đã lên công an huyện trình báo. Ba tôi có gọi điện cho bố đẻ của chồng cũ thì ông nói tại tôi vô đón con. Tôi đi làm ở nhà có Bố Mẹ tôi ở nhà chăm nom cháu nên khi họ đến đón Ba Mẹ tôi không dám ngăn cản vì sơ cản trở quyền thăm nom con, ban đầu là 2 ngày 1 đêm sau kéo dài thêm ngày nữa rồi thêm ngày nữa. Có khi 1 tuần có 7 ngày thì 5 ngày ở bên nội, họ lấy đủ lý do để giữ cháu ở lại cho dù tôi đã không cho yêu cầu chở ra, chồng cũ đón về cho ông bà nội chăm, tối ngủ cũng ngủ với bà nội, có lần cháu uống phải dầu gội đầu phải chở đi bệnh viện. Đón về nhưng tôi thấy anh chơi bida cả ngày không về nhà chăm con. Vì thay đổi môi trường sống liên tục nên mỗi lần từ nội về con tôi có phần nóng nảy, khó bảo, đảo lộn giờ giấc sinh hoạt, ảnh hưởng sức khỏe của cháu. Bản thân chồng cũ có tính côn đồ, hay bạo hành vợ và người khác, gia đình chồng có truyền thống đánh vợ, côn đồ, hung hãn, có người từng đi tù, có người làm đại ca. Nên tôi không dám lên tiếng. Ngay cả ông chú ruột của chồng cũ tới đòi chở con tôi đi chơi, tôi không cho vì con tôi đang sốt siêu vi thì ông hổ đe dọa tôi “mày muốn giang hồ với thì tao chơi giang hồ với mày”. Và nhiều lần chồng cũ đe dọa giết hết cả nhà tôi, đánh mình tôi có ghi âm được. Nếu cứ tiếp tục như thế này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con, của tôi và gia đình tôi, ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức, tính cách và sức khỏe của cháu. Mong luật sư tư vấn cho tôi cách nào để tôi có thể hạn chế quyền thăm nom của bên chồng cũ.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (đã trích dẫn tại phần tư vấn trên).

Theo Điều 83 Luật này quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Theo đó, người trực tiếp nuôi con nếu gây khó khăn, cản trở người kia đến thăm con; hoặc người không trực tiếp nuôi con nếu lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con đều là hành vi, vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp này, chồng bạn lạm dụng việc thăm nom để cản trở, gây ảnh hưởng xấu tới việc nuôi con của chị như: đón con về nhà nội nhưng không đưa trở lại nhà chị, hành hung, đe dọa, sức khỏe, tính cách của cháu bé bị ảnh hưởng xấu đồng thời cuộc sống của chị và gia đình không ổn định. Khi đó, bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng cũ. Về mẫu đơn thì bạn trực tiếp đến Toà án để được hướng dẫn cụ thể.

Theo pháp luật tố tụng dân sự thì trường hợp của bạn là việc dân sự (khác với vụ án dân sự) vì vậy không quy định cụ thể thủ tục giải quyết cho trường hợp này. Theo hướng dẫn của TANDTC thì áp dụng quy định của BLTTDS về giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự. Theo đó, thời hạn giải quyết đối với yêu cầu của bạn tối đa là 5 tháng kể tự ngày Toà án thụ lý. Trường hợp vì phức tạp mà phải gia hạn, thì tối đa là 7 tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Hạn chế quyền thăm nom con của chồng sau khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo