Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chuyển chỗ làm việc mới, thủ tục chốt sổ BHXH thế nào?

Kính gửi quý Công ty! Qua tìm hiểu trên mạng, tôi biết đến quý công ty. Tôi có 1 câu hỏi về việc chốt sổ BHXH khi chuyển chỗ làm việc mới, rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý công ty như sau:

Năm 2012, tôi vào làm việc cho công ty TNHH A. Đến năm 2013 tôi được công ty nhận vào chính thức (không có quyết định hay hồ sơ giấy tờ nào được gửi cho tôi, chỉ thông báo bằng miệng) và cho tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm.

Tháng 9/2015, do điều kiện công việc không đảm bảo, tôi viết đơn xin nghỉ việc gửi lên Giám đốc công ty nhưng không nhận được câu trả lời (thư được viết tay, scan và gửi qua email nội bộ cty). Đến tháng 2/2016, Công ty vẫn không hồi đáp đơn xin nghỉ việc của tôi. Lúc này, tôi quyết định nghỉ việc và chuyển sang làm việc khác.Hiện nay, tôi xin vào làm việc tại công ty TNHH B.

Tôi muốn tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm. nhưng do không được công ty TNHH A trả sổ nên tôi không tham gia tiếp tục được.Vậy, trong trường hợp này tôi nên làm gì để có thể đóng tiếp hoặc đóng mới sổ bảo hiểm hoặc đòi lại sổ bảo hiểm đã đóng từ công ty cũ? Tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty và rất mong nhận được hồi đáp!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Luật Minh Gia. Chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Bạn đầu giữa bạn và công ty không có hợp đồng lao động để dàng buộc quyền và nghĩa vụ một cách rõ ràng nên việc giải quyết theo đó cũng gặp nhiều khó khăn. Trước hết việc bạn nghỉ việc ở công ty cũ không nhân được hồi âm, nên rất khó để xác định bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật chưa

Bạn thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 – Bộ luật Lao động 2012 như sau:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Bạn có thể dựa vào trường hợp tại Điểm a Khoản 1 Điều này “không được bảo đảm điều kiện làm việc” để làm căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Sau khi thực hiện chấm rứt hợp đồng lao động đúng luật, bạn sẽ có cơ sở để yêu cầu công ty A trả sổ BHXH cho bạn theo căn cứ tại Khoản 3 Điều 47 – Bộ luật Lao động:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Nếu công ty không hoàn trả và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi thực hiện được việc chốt sổ BHXH tại công ty cũ, bạn có thể nộp sổ BHXH tại công ty mới để tiếp tục tham gia đóng BHXH theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Công văn số 3663/BHXH-THU năm 2014 thì khi cơ quan BHXH nhận hồ sơ tăng mới của đơn vị, sẽ chỉ cấp số sổ mới cho bạn nếu không phát hiện được bạn có bất kỳ số sổ nào. Trong trường hợp phát hiện bạn đã có 1 số sổ hợp lệ thì ghi nhận tăng mới BHXH theo số sổ đó. Nếu phát hiện NLĐ có nhiều số sổ, thì tạm thời lấy số sổ do BHXH Thành phố cấp sau cùng và kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV chuyển đơn vị.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169