Biên bản điều chỉnh hóa đơn gồm những nội dung gì?
1. Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì?
Trong quá trình làm việc thì không thể tránh khỏi những sai sót. Ngay cả trong việc lập hóa đơn cũng vậy, kế toán vẫn có thể bị mắc những sai sót về ngày, về số tiền hàng, địa chỉ, tên công ty, mã số thuế, hoặc nội dung của hóa đơn,..…. Mà hóa đơn ảnh hưởng nhiều đến việc kê khai thuế cho cơ quan nhà nước. Do vậy, hóa đơn sai sót buộc phải được sửa lại và biên bản điều chỉnh hóa đơn được lập ra để sửa chữa những hóa đơn bị sai sót này.
2. Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về xử lý đối với hóa đơn đã lập: “3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
Theo đó, cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn trong trường hợp sau:
- Hóa đơn đã lập và giao cho bên kia, bên kia đã kê khai thuế với hóa đơn đó rồi mới phát hiện ra sai sót. Hiểu một cách đơn giản là phát hiện sai sót sau khi hóa đơn đã đem đi kê khai thuế. Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký của cả hai bên ghi rõ sai sót
- Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
- Sau khi xuất Hóa đơn điều chỉnh thì cả 2 bên thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.
3. Nội dung biên bản điều chỉnh hóa đơn
Biên bản điều chỉnh hóa đơn sẽ có những nội dung chính sau:
- Thông tin của hai bên
- Thông tin về hóa đơn bị điều chỉnh
- Lý do điều chỉnh
- Nội dung trước khi điều chỉnh
- Nội dung sau khi điều chỉnh
- Chữ ký của hai bên.
CÔNG TY [1]……………………………………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số …./………….. |
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20….. |
BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN SAI SÓT
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính
Hôm nay, ngày …. tháng … năm …, tại ………………………………………., chúng tôi gồm có:
Bên A[2]: ………………………………………..
Do ông: ………………………………….., Chức vụ: …………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...
Điện thoại: ……………………….; Email: …………………………
Mã số thuế: …………………………
Bên B[3]: ……………………………………….
Do ông: ………………………………….., Chức vụ: …………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...
Điện thoại: ……………………….; Email: …………………………
Mã số thuế: …………………………
Hai bên thống nhất lập biên bản điều chỉnh hoá đơn …………… số ……………, ký hiệu …………………… ngày …………………………. đã kê khai vào kỳ Quý …………………….….[4] và lập hóa đơn điều chỉnh số ………………….., ký hiệu ……………………. ngày ………………………[5], cụ thể như sau:
Lý do điều chỉnh: …………………………………………………………………..[6]
NỘI DUNG TRƯỚC KHI ĐIỀU CHỈNH:[7]
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
HAI BÊN THỐNG NHẤT ĐIỀU CHỈNH LẠI ĐƠN GIÁ NHƯ SAU:[8]
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị pháp lý như nhau
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
[1] Bên xuất hóa đơn
[2] Bên xuất hóa đơn
[3] Bên nhận hóa đơn
[4] Các thông tin của hóa đơn sai sót cần điều chỉnh
[5] Hóa đơn mới đã được điều chỉnh những sai sót
[6] Ví dụ như: Do ghi sai đơn giá của mặt hàng máy in canon LBP2900
Hay như: Do ghi sai mã số thuế của công ty mua hàng (bên nhận hóa đơn)
[7] Ghi phần nội dung sai sót cần được điều chỉnh
[8] Ghi phần nội dung mới đã được chỉnh lại so với nội dung sai
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất