Làm việc nhưng không được đóng bảo hiểm, người lao động phải làm gì?
Câu hỏi: Tôi ký hợp đồng thử việc với công ty từ ngày 15/11/2017 đến 15/01/2018. Sau đó, tôi tiếp tục làm việc chính thức tại công ty đến hết ngày 12/05/2018 nhưng k có hợp đồng lao động chính thức. Khi trao đổi phỏng vấn, công ty đồng ý đóng đầy đủ bảo hiểm cho tôi khi tôi bắt đầu làm chính thức (từ ngày 15/01/2018 trở đi). Tháng 02 và tháng 03 tôi nhận thêm 24% (tương ứng 1trđ) phần bảo hiểm doanh nghiệp đóng cho người lao động cùng với lương tháng của tôi, do công ty chưa làm thủ tục đóng cho cơ quan bảo hiểm nên tôi nhận tiền bảo hiểm từ công ty. Đến kỳ nhận lương tháng 4, công ty không trả cho tôi 24% tiền bảo hiểm đồng thời truy thu 2 triệu tiền bảo hiểm của tháng 2 và tháng 3. Lý do công ty đưa ra là: - Công ty giao cho tôi việc khai báo thủ tục đóng bảo hiểm cho nhân viên công ty , nhưng tôi chưa làm kịp thì tôi phải chịu trách nhiệm, công ty chỉ đồng ý đóng lên cơ quan bảo hiểm, chứ k đồng ý trả trực tiếp cho tôi. (Nhưng bảng lương hàng tháng tôi lập có phần chi 1trđ tiền bảo hiểm cho tôi giám đốc đều ký duyệt).Tôi đã trình bày rất rõ về khối lượng công việc tôi đảm nhận tại công ty là lớn, khối văn phòng có mình tôi phụ trách, tôi làm các công việc gấp theo yêu cầu của ban lãnh đạo (3 người) nên không kịp xử lý phần bảo hiểm cho công ty. - Kế toán trưởng mới của công ty nói rằng, phần bảo hiểm công ty đóng lên CQBH là đóng vào quỹ phúc lợi nhà nước chứ k phải đóng cho tôi (là người lao động) do đó, công ty k đóng lên CQBH thì không cần phải trả tiền cho tôi.Như vậy, hiện công ty đang giữ của tôi 3 trđ tiền bảo hiểm và lương của tháng 05/2018. Kế toán trưởng mới hiện đã làm thủ tục bảo hiểm cho công ty nên tôi có đề xuất phương án là công ty sẽ đóng bảo hiểm tháng 02,03,04 cho tôi vào tháng 04,05,06 thì công ty cũng không đồng ý. Tôi đã có ý định bỏ vụ này, nhưng thái độ và cách hành xử của các lãnh đạo khiến tôi thực sự rất muốn khiếu nại lên CQBH. Tôi kính mong các Quý luật sư tư vấn giúp tôi các vấn đề sau:
1. Tôi chỉ có HĐLĐ thử việc, không có HĐLĐ chính thức nhưng các giấy tờ ủy quyền cho tôi với chức vụ kế toán để làm việc với ngân hàng, sở KH&ĐT TP.HN, người lập hóa đơn,ủy nhiệm chi, rút séc,... có chữ ký của tôi có được xem là chứng cứ chứng mình tôi làm việc chính thức tại công ty không?
2. Để khiếu nại lên CQBH tôi cần chuẩn bị những hồ sơ gì? trình tự thủ tục ra sao?3. Hiện tại, tôi cần nghiên cứu những văn bản luật nào để phục vụ cho việc khiếu nại công ty liên quan đến vấn đề tranh chấp bảo hiểm của tôi?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ phải giao kết hợp đồng lao động và các giấy tờ chứng minh quan hệ lao động thực tế
Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về hình thức hợp đồng lao động:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
>> Giải đáp thắc mắc về chế độ lao động, gọi: 1900.6169
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Điều 18 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động:
"1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động….”
Như vậy khi người lao động làm việc tại đơn vị thì người sử dụng lao động và người lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, nếu không giao kết hợp đồng lao động mà thực tế bạn vẫn làm việc tại công ty thì quan hệ lao động của bạn và công ty vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Để chứng minh bạn có quan hệ lao động thực tế với công ty thì bạn có thể chứng minh bằng các giấy tờ công ty ủy quyền cho bạn với chức vụ kế toán để làm việc với ngân hàng, sở KH&ĐT TP.HN, hóa đơn,ủy nhiệm chi, rút séc,... có chữ ký của bạn cùng bảng lương và xác nhận của những người làm việc trong công ty về việc bạn có thời gian tham gia lao động trong công ty...
Thứ hai, để yêu cầu công ty đóng bảo hiểm xã hội thì bạn phải làm như thế nào?
Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng:
"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;"
Khoản 3 Điều 85 Luật bào hiểm xã hội năm 2014 quy định:
"3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản."
Bạn đã kết thúc thử việc tại tại công thì công ty có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn; không xác định thời hạn; hợp đồng thời vụ hoặc hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng (nếu công việc không mang tính chất thường xuyên và lâu dài). Nếu bạn đã có từ đủ ba tháng làm việc trở lên tại công ty thì công ty có trách nhiệm phải tham gia bảo hiểm (đối với thời điểm làm việc tới cuối tháng 12 năm 2017), từ đầu năm 2018 thì HĐLĐ có thời hạn đủ 1 tháng trở lên đã phải đóng BHXH băt buộc.
Nếu bạn thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc và phải khai báo từ tháng 2 nhưng công chưa khai báo thì phải khai báo đóng truy thu lại. Nếu công ty không giải quyết thì bạn có quyền gửi đơn đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở để được giải quyết. Bạn cần chuẩn bị đơn khiếu nại và có thể nộp kèm đơn bản sao các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc bạn làm việc tại đơn vị và đủ điều kiện đóng bảo hiểm để làm chứng cứ cho yêu cầu của mình.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất