Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Pháp luật doanh nghiệp quy định rất rõ về các quyền của doanh nghiệp, trong đó có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Thực tế cho thấy rằng, sau một thời gian đi vào hoạt động, đa số các doanh nghiệp đều có xu hướng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo đà phát triển và đem lại nguồn lợi kinh tế mới. Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự thành công đối với ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký và muốn hủy.

1. Tư vấn Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Khi bạn lựa chọn dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh của Công ty Luật Minh Gia cung cấp, chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc về pháp lý doanh nghiệp cho bạn để tạo điều kiện thuận lợi nhất khi bạn tiến hành sản xuất, kinh doanh.

Luật Minh Gia có những lợi thế nhất định khi thực hiện thủ tục pháp lý doanh nghiệp và thực hiện các công việc khi tiến hành dịch vụ như:

- Đội ngũ Luật sư, Chuyên viên có chuyên môn, trình độ cao trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp.

- Đảm bảo thời gian xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh nhất.

- Tư vấn các điều kiện, cách chọn mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

- Soạn hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho khách hàng.

- Thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan để tiến hành đăng ký thay đổi ngành, nghề doanh nghiệp.

- Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng.

- Tư vấn, hỗ trợ và thực hiện thủ tục xin giấy phép con đối với một số ngành, nghề có điều kiện cụ thể.

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

2. Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh

Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, khi có sự thay đổi ngành, nghề kinh doanh, cần thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký kinh doanh quy định:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh gồm có:

1. Văn bản Thông báo về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Nội dung Thông báo bao gồm:

- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

- Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

- Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

3. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở (Đối với doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội sẽ đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mà không cần phải nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD).

- Doanh nghiệp nhận giấy biên nhận của phòng ĐKKD về việc nhận hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi các giấy tờ.

Bước 3: Công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh

- Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, thay đổi ngành nghề kinh doanh phải tiến hành công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính gồm 01 giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

- Lệ phí: 100.000đ/lần (Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

- Nếu doanh nghiệp vi phạm về thời hạn công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000đ – 2.000.000đ (Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư).

Lưu ý: Khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần thông báo cho các cơ quan liên quan (thuế, bảo hiểm,…). Ngoài ra, đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện và được cấp giấy phép con; giấy tờ chứng minh đủ điều kiện; vốn pháp định; chứng chỉ hành nghề,… (Quy định trong Luật Đầu tư 2014, sửa đổi, bổ sung 2017)

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo