Mất con dấu và Giấy đăng ký mẫu dấu, phải làm sao?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp công ty bạn, chúng tôi tư vấn thủ tục như sau:
Thứ nhất, khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, việc đăng ký con dấu sẽ được thực hiện kèm theo hoặc thực hiện sau đó, theo quy định của Luật Doanh nghiệp mới 2014 thì việc lựa chọn số lượng, hình thức của con dấu của Doanh nghiệp, do Doanh nghiệp tự quyết định nhưng vẫn được thực hiện theo thủ tục quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BCA về trình tự và thủ tục.
Trước hết, bạn nên thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy phép kinh doanh đã mất. Thủ tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, dẫn chiếu đến Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT như sau:
Theo Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT,
"Điều 8. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Các trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II-14 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo để được xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, thành phần hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
+ Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-14.
+ Giấy xác nhận của cơ quan công an phường về việc mất Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nơi nhận: Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện (nếu có) hoặc Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư.
Phí xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần.
Thứ hai, thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký mẫu dấu và làm lại con dấu của Doanh nghiệp:
Do công ty bạn đã làm mất giấy đăng ký mẫu dấu, và cả con dấu nên không còn căn cứ để xin cấp lại 1 trong 2 thứ, do đó, căn cứ vào biên bản xác nhận mất con dấu và giấy đăng ký mẫu dấu của Cơ quan công an, bên công ty bạn phải thực hiện thông báo và yêu cầu hủy con dấu cũ, và thực hiện đăng ký mẫu dấu mới, làm con dấu mới, căn cứ theo quy định của Thông tư 07/2010/TT-BCA:
Hồ sơ làm con dấu mới:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp lại.
+ Quyết định thành lập Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm thuộc Sở giao dịch hoặc chi nhánh các ngân hàng thương mại.
Nơi nhận hồ sơ: Cơ quan Công an cấp Tỉnh.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, Cơ quan công an sẽ cấp giấy phép khắc dấu và giới thiệu đến cơ sở khắc dấu.
Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu: 50.000/giấy (Theo Biễu mẫu phí và lệ phí kèm theo Thông tư 193/2010/TT-BCA.)
Thứ ba, về việc xử phạt do làm mất con dấu.
Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP,
Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
b) Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;
b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
d) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng;
đ) Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổ chức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu;
e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;
g) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu;
h) Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng;
i) Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, với hành vi của công ty bạn nếu không thông báo ngay về việc làm mất con dấu có thể bị phạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000, không thông báo ngay mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu có thể bị phạt hành chính từ 500.000-1.000.000. Yếu tố thông báo ngay được xác định ngay sau thời điểm phát hiện mất con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất