Lại Thị Nhật Lệ

Lạm phát là gì? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng thì giá bán hàng hóa đó trong nước cũng tăng. Tuy nhiên, giá trị của đồng tiền giữa các quốc gia lại có sự chênh lệch nhau về giá trị, từ đó dẫn đến việc suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ nào đó, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát. Vậy lạm phát là gì và các quy định về lạm phát được thể hiện như thế nào? Hãy tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết sau của Luật Minh Gia.

1. Quy định về lạm phát

Trong kinh tế học vĩ mô thì: Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.

2. Phân loại lạm phát

- Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát một con số: có tỉ lệ lạm phát gp<10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, nên có thể chấp nhận được.

- Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm, đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng (theo nghĩa đó, hệ thống ngân hàng không hoạt động được => thị trường tài chính bị phá vỡ, gây biến dạng nghiêm trọng nền kinh tế).

- Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi mã, loại lạm phát này biểu hiện ở tỉ lệ từ 4-5 con số trở lên. Loại lạm phát này ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế xã hội, các hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng rối loạn và đây cũng chính là thảm họa đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng ít khi xảy ra và để khắc phục chính phủ nên cam thiệp bằng cách đổi tiền để giữ lấy giá của đồng tiền.

3. Hiện tượng lạm phát sảy ra khi nào? (nguyên nhân)

Lạm phát do cầu kéo: xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá sản lượng tiềm năng. Bản chất là lạm phá do cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt trạng thái cân bằng.

Lạm phát do chi phỉ đẩy: xảy ra khi có các cơ sốc về giá cả của thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật tư cơ bản ( các vật tư thường dùng trong các ngành sản xuất như xăng, dầu, điện,…) Đây là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng giảm xuống. Đây là loại lạm phát nghiêm trọng bởi tình trạng vừa đình đốn, vừa lạm phát – gọi là “đình lạm”. Khắc phục tình trạng này bằng cách chính phủ nên quản lý giá cả đối với đầu vào cơ bản.

Lạm phát ì: là loại lạm phát ở mức vừa phải – có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Tổng cung và tổng cầu dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ, giá tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định, sản lượng giữ nguyên. Tỷ lệ phạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. Những cú sốc mới trong nên kinh tế thị trường ( có thể từ trong nước hay từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát ra khỏi trạng thái ì.

4. Tác hại của lạm phát

- Khi xảy ra lạm phát, giá cả tăng lên không đều nhau, dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả, gây biến động dạng cơ cấu sản xuất và việc làm trong xã hội, làm xáo trộn trật tự kinh tế ( những ngành tăng giá thì thu hút đầu tư, ngược lại những ngành giảm giá thì ít được đầu tư hơn).

- Khi xảy ra lạm phát, có sự phối lại của cải và thu nhập một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt là những đối tượng giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ như tiền mặt) và những người làm công ăn lương.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169