Nguyễn Ngọc Ánh

Hỏi tư vấn về chuyển nhượng cố phần trong công ty cổ phần

Kính thưa luật sư, công ty Luật Minh Gia! Tôi đã xem rất nhiều bài tư vấn của Quý công ty, tôi thấy rất chuyên nghiệp, thoả đáng và ấn tượng. Tôi xin gửi trọn niềm tin vào quý Công ty.

 

Nội dung yêu cầu: Chào luật sư, Tôi có thành lập công ty cổ phần gồm có 3 cổ đông. Nửa năm trước đây, công ty tôi có thêm 1 cổ đông tham gia cùng, và mang chức danh làm giám đốc, kiêm luôn vai trò đại diện pháp luật cho công ty và chủ tài khoản. Tôi muốn hỏi, trong trường hợp không hợp tác được nữa thì có thể miễn nhiệm chức danh giám đốc, chủ tài khoản, đại diện pháp luật của cổ đông này không? Và một số vấn đề pháp lý khác tôi trình bày cụ thể khi trao đổi điện thoại. Tôi muốn có 1 cố vấn pháp luật lâu dài,  bởi chính vì tôi thiếu hiểu biết về Luật doanh nghiệp nên mới oái oăm thế này. Xin cảm ơn Quý công ty rất nhiều! Mong sớm nhận được lời khuyên và hướng dẫn! Kính thư!

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về quyền lợi liên quan tới 50% cổ phần được chuyển nhượng cho bạn anh và vợ người này.

 

Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 quy định chuyển nhượng cổ phần:

 

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

 

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

 

7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông”.

 

Điều 119 Luật doanh nghiệp quy định cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:

 

“...3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

 

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty”.

 

Điều 121 Luật doanh nghiệp 2014 quy định sổ đăng ký cổ đông

 

“...2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

 

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

 

b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

 

c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

 

d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

 

đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần”.

 

Vậy, trường hợp quy trình chuyển nhượng cổ phần được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 126, Điều 119 và Điều 121 Luật doanh nghiệp nêu trên, có giấy tờ chứng minh bạn của anh đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán; các bên không có thỏa thuận khác thì người này được pháp luật công nhận là cổ đông của đơn vị.

 

Theo đó, bạn của anh sở hữu 30% và vợ sở hữu 20% tổng số cổ phần của đơn vị. Nếu không thu thập được các căn cứ chứng minh thì anh không có quyền đòi hỏi quyền lợi liên quan tới 50% tổng sổ cổ phẩn (tương ứng với 10 tỷ VNĐ), trừ trường hợp được bạn và vợ anh chấp thuận; kể cả ý muốn mỗi bên chuyển 10% cổ phần cho cháu của anh.

 

Thứ hai, về mặt pháp lý, sau này họ có đòi tôi 10 tỷ đó được không ạ? Tôi nên làm gì cho phù hợp lúc này?

 

Anh trình bày: “...Như phần đầu tôi đã trình bày, việc tôi ký giấy chuyển nhượng 50% cổ phần cho cậu ta, ghi nhận đủ 10 tỷ đồng để làm thủ tục (thực tế không nhận) thì giờ tôi nên làm sao”.

 

Như phân tích ở trên, bạn và vợ người này được pháp luật công nhận quyền sở hữu đối với 50% tổng cố phần của công ty (10 tỷ) nên những người này đủ cơ sở để yêu cầu, đảm bảo các quyền lợi liên quan tới tổng số cổ phần của họ.

 

Ví dụ: Có quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần thuộc quyền sở hữu và nhận lại khoản tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng. Hoặc có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần thuộc quyền sở hữu theo quy định,...

 

Thứ ba, giải quyết tranh chấp, bất đồng liên quan tới phương hướng, chính sách của đơn vị và xử lý người quản lý khi không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

 

Điều 160 Luật doanh ngiệp 2014 quy định trách nhiệm của người quản lý công ty:

 

“1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:

 

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

 

b) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

 

c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

 

d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.

 

2. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 

Điều 161 Luật doanh ngiệp 2014 quy định quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc:

 

“1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong các trường hợp sau đây:

 

a) Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này;

 

b) Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị;

 

c) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

 

d) Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

 

đ) Sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

 

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

 

2. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện”.

 

Luật doanh nghiệp quy định cụ thể trách nhiệm mà người quản lý phải thực hiện khi được tín nhiệm và giao nhiệm vụ. Trường hợp người quản lý không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc có hành vi khác vi phạm gây ảnh hưởng tới lợi ích của đơn vị thì anh có quyền khởi kiện dân sự tại TAND để yêu cầu giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi tư vấn về chuyển nhượng cố phần trong công ty cổ phần. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV. Nguyễn. N. Ánh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn