Mạc Thu Trang

Góp vốn đầu tư giữa công ty mẹ và công ty con

Công ty mẹ, công ty con là kết cấu phổ biến của các tập đoàn kinh tế, theo đó các công ty có mối liên hệ với nhau về mặt sở hữu, độc lập với nhau về mặt pháp lý và chịu sự kiểm soát chung của một công ty có vai trò trung tâm quyền lực, nắm giữ quyền chi phối các công ty còn lại trong quá trình hoạt động.

1. Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Công ty mẹ - công ty con là một hình thức liên kết phổ biến trên thế giới và hiện nay ở Việt Nam hình thức liên kết kinh tế này cũng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình công ty mẹ – công ty con được xây dựng trên cơ sở quyền chi phối của công ty mẹ đối với hoạt động của công ty con. Công ty mẹ giữ quyền chi phối điều hành các hoạt động của công ty con. Công ty con, tham gia vào nhóm, độc lập về pháp lý nhưng bị hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính.

Vậy trong quá trình hoạt động công ty mẹ được quyền chi phối đến các hoạt động của công ty con như thế nào? Các đặc điểm trong quá trình hoạt động của mô hình này như thế nào? Nếu công ty mẹ muốn góp vốn vào công ty con thì trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?... Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến công ty mẹ và công ty con thì có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được bộ phận tư vấn pháp luật dân sự của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề này.

2. Vấn đề góp vốn đầu tư từ công ty mẹ vào công ty con

Nội dung tư vấn: Lời đầu cho Tôi xin gửi lời chào tới Quý Công ty Minh Gia. Được biết Quý công ty có dịch vụ tư vấn qua Email, nay tôi gửi thư này xin được nhờ Quý Công ty tư vấn giúp tôi việc liên quan lĩnh vực Xây dựng.Tôi xin được dẫn dắt câu chuyện như sau: Tổng Công ty tôi là 1 trong 3 Tổng công ty con thuộc 100% vốn sở hữu của Tập đoàn (không thuộc ngành xây dựng). Hiện tại,Tổng công ty tôi là 1 trong những Cổ đông cùng Tập đoàn và một Tổng công ty khác trong nội bộ Tập đoàn cùng nhau góp vốn để thành lập lên một Công ty A (hoạt động về lĩnh vực đầu tư xây dựng). Đến nay, Tổng công ty tôi đang có ý định đầu tư xây dựng một Dự án làm Trụ sở kết hợp văn phòng cho thuê và có ý định hợp tác với Công ty A với hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và phân chi sản phẩm, cụ thể: 

+ Tổng công ty tôi đóng góp tạm tính bằng tiền đất và các chi phí liên quan đến Dự án để đủ điều kiện khởi công. 

+ Công ty A đóng góp tạm tính bằng số tiền còn lại của dự án (tiền xây dựng dự án) để khi hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. 

+ Sau khi hoàn thành và được quyết toán, kiểm toán thì sẽ xác định giá trị và tỷ lệ phân chia sản phẩm hai bên như sau: * Tổng công ty tôi sẽ được hưởng một số phần diện tích sàn theo tỷ lệ phân chia để được thống nhất để làm trụ sở. * Công ty A sẽ nhận phần diện tích sàn theo tỷ lệ để kinh doanh.Vậy tôi xin được nhờ Quy công ty Tư vấn giúp tôi: Việc Tổng công ty tôi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty A như vậy có trái với quy định của Pháp luật không? và có bị coi làm đầu tư ngược trở lại hay sở hữu chéo hay không ạ?

Xin được Quý Công ty tư vấn giúp ạ. Xin trân trọng cảm ơn./

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: 

"Điều 189. Công ty mẹ, công ty con

1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này."

Nếu công ty bạn là công ty mẹ và công ty A là công ty con theo quy định trên thì việc ký kết hợp đồng giữa 2 công ty nghĩa vụ sẽ theo Khoản 2 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2014: "Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập". Khi đó, chỉ cần hợp đồng không trái với quy định của pháp luật hay đạo đức xã hội là đủ điều kiện. 

Việc bị coi là sở hữu chéo theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP: "Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau." 

Trong trường hợp này chỉ là công ty bạn góp vốn để thực hiện dự án thì không thể coi là sở hữu chéo được. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo