Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về đầu tư?

Xin chào luật sư! Em có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Điều 14 khoản 3 Luật đầu tư quy định: "Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế dưới đây được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

Tòa án Việt Nam;  Trọng tài Việt Nam;  Trọng tài nước ngoài;  Trọng tài quốc tế;  Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập." Vậy cho em hỏi khi nào thì áp dụng Tòa án Việt Nam, khi nào áp dụng trọng tài Việt Nam, trọng tài nước ngoài và trọng tài quốc tế? Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Với những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau

 

Thứ nhất, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết cảu Tòa án được quy định như sau: 

 

Theo quy định tại điểm m, khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự thì đầu tư là một trong những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 33, 34, 35, 36  Bộ luật tố tụng dân sự thì 

 

*) Thẩm quyền Tòa án theo cấp:

 

– Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp nêu tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS, trừ trường hợp những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài (Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

 

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp kinh doanh thương mại sau:

 

+ Tranh chấp kinh doanh thương mại nêu tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài;

 

+ Các tranh chấp kinh doanh thương mại quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự.

 

+ Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

 

*) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

 

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;

 

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại;

 

*) Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn:

 

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự trong các trường hợp sau đây:

 

– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

 

– Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

 

– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

 

– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

 

– Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

 

– Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

 

Thứ hai, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư thuộc thẩm quyền của Trọng tài

 

Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:

 

Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

"1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác"

 

Điều 7 Luật mẫu về trọng tài quốc tế của UNCITRAL quy định như sau:

"1. “Thoả thuận trọng tài” là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.

 

2. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thoả thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này."

 

Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Chính vì vậy, việc Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại là do các bên thỏa thuận lựa chọn và thường được ghi nhận trong hợp đồng. Theo quy định trên thì tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản. Nếu các bên không thỏa thuận sẽ giải quyết bằng trọng tài khi xảy ra tranh chấp thì trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.

 

Theo như giải thích của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế thì "trọng tài" nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tổ chức trọng tài thường trực. Do đó, nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc trọng tài là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì sẽ thỏa thuận tổ chức trọng tài nào được giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về đầu tư?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

P. Luật sư tư vấn - Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo