Trần Phương Hà

Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH có phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp có phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân với Nhà nước hay không? Thuế suất đối với chuyển nhượng vốn là bao nhiêu %? Thu nhập tính thuế được tính như thế nào? … Luật Minh Gia tư vấn các vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về Luật doanh nghiệp, thuế

Chuyển nhượng vốn là việc một cá nhân hoặc tổ chức bán phần vốn góp do mình sở hữu tại một doanh nghiệp cho một cá nhân, tổ chức khác. Đây là một trong những vấn đề phổ biến trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều nắm được quyền và nghĩa vụ khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Nếu bạn đang có thắc mắc về quyền và nghĩa vụ khi tiến hành chuyển nhượng vốn, bạn có thể gửi yêu cầu, thắc mắc của mình về Email của công ty hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169  để được hướng dẫn tư vấn.

Khi liên hệ với công ty Luật Minh Gia, bạn sẽ được các Luật sư, chuyên viên tư vấn giải đáp các vấn đề như:

- Quy định pháp luật về chuyển nhượng vốn đầu tư;

- Trình tự, thủ tục về chuyển nhượng vốn doanh nghiệp;

- Tư vấn tất cả các quyền, nghĩa vụ khác liên quan đến luật doanh nghiệp.

Trường hợp bạn muốn có thêm thông tin, bạn có thể thảm khảo tình huống tư vấn dưới đây của công ty Luật Minh Gia để đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình.

2. Hỏi về nghĩa vụ thuế trong chuyển nhượng vốn

Nội dung câu hỏi: Kính thưa quý anh/ chị công ty Luât Minh Gia.Tôi có một số vấn đề mong nhận được sự hỗ trợ và tư vấn của quý anh/ chị ạ.Công ty tôi là công ty TNHH 2 Thành viên trở lên thành lập ngày 23/06/2017, với nguồn vố điều lệ là : 9.000.000.000 đồng ( chín tỷ đồng). Trong đó có 1 thành viên góp vốn với tỷ lệ 50%- 50%. Bây giờ có 1 người không tham gia vào điều hành hoạt động của công ty và đã rút hoàn toàn ra khỏi công ty. Hiện tôi đang làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp : Từ công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên. Tôi đang gặp 1 số vấn đề như sau: 

1. Về biên bản sửa đổi điều lệ công ty, tôi có tham khảo một số biên bản từ một số công ty tư vấn nhưng tôi vẫn còn băn khoan, lúc này điều lệ này là điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay là 1 thành viên ạ.

2. Về hợp đồng chuyển nhượng vốn, phần vốn 4,5 tỷ nên chuyển nhượng với giá nào và có phải đóng thuế thu nhập không ạ?

3. Tôi muốn đổi hình thức doanh nghiệp nhưng không thay đổi tên công ty được không ạ?Rất mong nhận được sự phản hồi từ quý công ty luật ạ.Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất , vấn đề điều lệ công ty

Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

’Điều 25. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp

…2. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;

c) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;

d) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;

đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

e) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi loại hình công ty.’’

Như vậy, một trong các giấy tờ để đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp đó là điều lệ của công ty chuyển đổi (thời điểm này là điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên) . Bạn cần soạn thảo một Điều lệ mới cho công ty TNHH 1 thành viên, nội dung của Điều lệ cần đảm bảo các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014 . Cụ thể:

Điều 25. Điều lệ công ty

1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;

k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.’’

Thứ hai, về vấn đề chuyển nhượng vốn góp

- Về việc xác định giá chuyển nhượng

"Điều 14. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

1. Phạm vi áp dụng:

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.

Trường hợp doanh nghiệp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 08) ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.

2. Căn cứ tính thuế:

a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:

Thu nhập tính thuế

=

Giá chuyển nhượng

-

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng

-

Chi phí chuyển nhượng

Trong đó:

- Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.

Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.

Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng."

Như vậy giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng và giá chuyển nhượng phải phù hợp theo giá thị trường. Vì vậy, nếu các bên thỏa thuận giá chuyển nhượng vốn góp là 4,5 tỷ và đã phù hợp theo thị trường thì đây được xác định là giá trong hợp đồng chuyển nhượng.

- Về việc nộp thuế thu nhập cá nhân

Theo Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2012, cá nhân chuyển nhượng phần vốn góp sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.Thu nhập tính thuế và thuế suất cho việc chuyển nhượng phần vốn góp được quy định tại Điều 15, Điều 17 Nghị định 65/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau;

Điều 15. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp 

1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ (-) giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. 

2. Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. 

3. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn được xác định bằng tổng trị giá phần vốn góp ban đầu và các lần góp hoặc mua bổ sung. 

4. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm: 

a) Chi phí làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; 

b) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; 

c) Các khoản chi phí khác. 

Điều 17. Thuế suất 

1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng. 

2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế, có chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế quy định tại Điều 16 Nghị định này. Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.”

Khi thực hiện chuyển nhượng vốn góp, giá chuyển nhượng do các bên tự thỏa thuậncác bạn phải thể hiện đúng giá trị chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng. Nếu thay đổi phần giá trị chuyển nhượng nhầm mục đích trốn thuế thì sẽ bị xử lý về hành vi trốn thế.

Thứ ba, tên công ty chuyển đổi

Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014, tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố đó là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Vì vậy, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bạn có thể vẫn giữ tên riêng của công ty nhưng cần kiểm tra xem tên có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không. 

’Điều 38. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu…’’

>> Tư vấn thắc mắc pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6169

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Giải quyết chế độ người lao động khi công ty giải thể

Xin chào các anh chị! Tôi có một vướng mắc là: theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định "Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh."Đối với việc các công ty trên bị giải thể, việc tính các chế độ chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP cho các đối tượng trên thì được tính từ thời điểm nào? Từ lúc có Quyết định giải thể công ty hay trong thời hạn giải thể công ty ( thường là dưới 1 năm, trường hợp đặc biệt thì gia hạn thêm 6 tháng)Xin các anh chị giải đáp giúp ạ.Tôi xin chân thành cảm ơn. Chúc các anh chị cuối tuần vui vẻ!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây: 

>> Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 về điều kiện giải thể doanh nghiệp thì:

"2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp".

Như vậy, trước khi giải thể thì doanh nghiệp đã phải thanh toán hết các khoản nợ, trong đó có các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. Do đó, công ty phải có trách nhiệm thực hiện các chế độ của người lao động trước khi gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo