Nghị định số 02/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2011 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 06 năm 2008;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
2. Vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động báo chí, xuất bản mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
3. Vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản quy định trong Nghị định này bao gồm: các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, hoạt động truyền hình trả tiền, hoạt động xuất bản đặc san, bản tin, tài liệu, tờ rơi, phát hành thông cáo báo chí, đăng phát bản tin trên màn hình điện tử, hoạt động cung cấp thông tin và các hoạt động liên quan đến việc thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh); hoạt động xuất bản; xuất khẩu, nhập khẩu báo chí, xuất bản phẩm; quảng cáo trong hoạt động thông tin báo chí, xuất bản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản tại Việt Nam.
Điều 3. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, thẻ nhà báo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong các điều của Nghị định này.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN,
HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Mục 1
VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
Điều 4. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động thông tin báo chí
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép;
b) Hoạt động báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được duyệt trong giấy phép hoạt động báo chí do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với phóng viên người nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của cơ quan báo chí khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
b) Xuất bản bản tin mà không có giấy phép;
c) Xuất bản, lưu hành tài liệu, tờ rơi, ấn phẩm mà không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
d) Ra phụ trương, phụ bản chuyên quảng cáo mà không có giấy phép;
đ) Quảng cáo liên tục quá mười phút trên đài phát thanh, đài truyền hình mà không có giấy phép;
e) Đặt tủ ảnh, tủ thông tin, biển hiệu trước trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;
g) Cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức chiếu phim, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác có liên quan đến báo chí có mời công dân Việt Nam tham dự mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
h) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành thông cáo báo chí mà không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
b) Xuất bản đặc san, số phụ, số chuyên đề, tăng trang mà không có giấy phép;
c) Mở thêm kênh, thêm chương trình mà không có giấy phép;
d) Đăng phát bản tin trên màn hình điện tử mà không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động báo chí mà không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với phóng viên người nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất bản báo in hoặc xuất bản báo điện tử mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định;
b) Phát sóng chương trình phát thanh, chương trình truyền hình mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định;
c) Làm giả giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, số chuyên đề, giấy phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d, e, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 5. Vi phạm các quy định về sử dụng thẻ nhà báo, hoạt động nghề nghiệp của nhà báo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác mượn thẻ nhà báo để hoạt động báo chí;
b) Sử dụng thẻ nhà báo của người khác để hoạt động báo chí;
c) Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa;
d) Sử dụng thẻ phóng viên nước ngoài hết hạn sử dụng hoặc không có thẻ phóng viên nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp khi hoạt động báo chí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí nhằm trục lợi.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo để trục lợi hoặc can thiệp trái pháp luật hoặc cản trở hoạt động đúng pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thẻ nhà báo đối với hành vi quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo 180 ngày đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 6. Hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động nghiệp vụ đúng pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu bị thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 7. Vi phạm các quy định về nội dung thông tin
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không viện dẫn nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí;
b) Không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng phát trên báo chí;
c) Sử dụng tin, bài để đăng phát trên báo chí nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Thông tin sai sự thật nhưng chưa nghiêm trọng;
b) Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin, làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;
c) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhưng không có chú dẫn xuất xứ tư liệu;
d) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Miêu tả tỷ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn, phi nhân tính trong các tin, bài viết, hình ảnh;
b) Đăng, phát tin bài, tranh, ảnh kích dâm, khỏa thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;
c) Truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan;
d) Đăng, phát thông tin trên báo chí mà không phải tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới chưa được kết luận;
đ) Đăng, phát thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ chứng minh những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Khai thác các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
b) Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền Quốc gia.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
b) Đăng, phát thông tin vi phạm khoản 1 Điều 6 Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
c) Đăng, phát thông tin vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 3, khoản 4 và 5 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với nhà báo thực hiện hành vi quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, d, đ, e khoản 2, điểm đ khoản 3 và khoản 4, khoản 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, công dân;
b) Không cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 7 Luật Báo chí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ý kiến phát biểu không nhằm mục đích trả lời phỏng vấn tại các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, các cuộc trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý thêm, bớt hoặc thể hiện sai ý của người trả lời phỏng vấn trên báo chí;
b) Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời phỏng vấn của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;
c) Thêm, bớt làm sai nội dung văn bản kết luận về các vụ, việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đăng, phát trên báo chí.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi và đăng phát đầy đủ nội dung của người trả lời phỏng vấn đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc xin lỗi và đăng phát đầy đủ nội dung văn bản kết luận về các vụ, việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định về cải chính trên báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện cải chính không đúng các quy định về vị trí, diện tích, thời lượng, cỡ chữ;
b) Thực hiện không đúng các quy định về đăng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tác phẩm báo chí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cải chính không đúng thời gian quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cải chính theo quy định;
b) Không đăng, phát sóng nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin đã đăng, phát sai sự thật trên báo chí.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc đăng, phát sóng nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin đã đăng, phát sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 10. Vi phạm các quy định về họp báo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Họp báo mà không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định;
b) Họp báo có nội dung không phù hợp chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức họp báo mà không được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí chấp nhận hoặc đã có lệnh đình chỉ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Báo chí.
Điều 11. Vi phạm các quy định về trình bày sản phẩm thông tin báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi đủ hoặc không ghi đúng những quy định về trình bày trên sản phẩm thông tin báo chí;
b) Trình bày trang 1, bìa 1 của báo, tạp chí, đặc san, bản tin, tài liệu, tờ rơi không phù hợp với nội dung của sản phẩm thông tin báo chí.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu sản phẩm thông tin báo chí đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 12. Vi phạm các quy định về phát hành sản phẩm thông tin báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi giá bán trên sản phẩm thông tin báo chí;
b) Bán sản phẩm thông tin, báo chí lưu hành nội bộ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở việc phát hành sản phẩm thông tin báo chí hợp pháp;
b) Bán sản phẩm thông tin, báo chí nhập khẩu trái phép;
c) Phát hành sản phẩm thông tin, báo chí không có giấy phép xuất bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành các sản phẩm thông tin, báo chí không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm b, c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí không đúng địa điểm, không đúng thời gian, không đúng số lượng, không đúng thủ tục theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí;
b) Không lưu giữ văn bản, bản ghi âm, ghi hình đã phát trên sóng, lưu dữ liệu đã phát trên mạng hoặc lưu giữ không đúng thời gian quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí, buộc lưu giữ văn bản, bản ghi âm, ghi hình đã phát trên sóng, lưu dữ liệu đã phát trên mạng theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về xuất, nhập khẩu báo chí, phương tiện phục vụ hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phục vụ hoạt động báo chí mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu báo chí có nội dung mê tín dị đoan, không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
a) Nhập khẩu báo chí có nội dung vi phạm điều 10 Luật Báo chí;
b) Xuất khẩu báo chí xuất bản trái phép, báo chí có quyết định đình chỉ in, cấm lưu hành, tịch thu, thu hồi, tiêu hủy, báo chí có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Báo chí.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải làm thủ tục xin phép theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 15. Vi phạm các quy định về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh;
b) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh;
c) Không thực hiện trách nhiệm báo cáo việc cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện việc đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh;
b) Không thực hiện việc đăng ký danh mục các kênh chương trình trên dịch vụ truyền hình trả tiền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất kênh chương trình trong nước cho truyền hình trả tiền mà không đúng nội dung giấy phép;
b) Biên tập kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền không đúng nội dung giấy phép;
c) Biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền không đúng quy định của pháp luật;
d) Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền không đúng nội dung giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đăng ký cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền tại Việt Nam;
b) Cung cấp kênh chương trình nước ngoài vào Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh trên truyền hình trả tiền mà không thông qua đại lý được ủy quyền tại Việt Nam;
c) Thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh không đúng quy định của pháp luật;
d) Biên tập kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền mà không có giấy phép.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lắp đặt, cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà không có giấy phép;
b) Sản xuất kênh chương trình trong nước cho truyền hình trả tiền mà không có giấy phép;
c) Phát sóng kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền không có giấy phép;
d) Không thực hiện biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền;
đ) Cung cấp dịch vụ truyền hình, cung cấp chương trình, kênh chương trình trên truyền hình trả tiền có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Báo chí.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy chứng nhận đăng ký đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a, đ khoản 5 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện trách nhiệm báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh, đăng ký danh mục các kênh chương trình trên dịch vụ truyền hình trả tiền, đăng ký cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc thực hiện đúng nội dung giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 3 Điều này;
d) Buộc biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện việc biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Điều 16. Vi phạm các quy định về liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đăng ký kênh, chương trình thời sự, chính trị;
b) Không thực hiện đăng ký bổ sung chương trình liên kết khi có thay đổi nội dung đã đăng ký, hoặc đăng ký bổ sung nhưng chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản;
c) Ký hợp đồng liên kết không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định;
d) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan chức năng về tên, nội dung, thời điểm, thời lượng, kênh phát sóng của sản phẩm liên kết; tên, địa chỉ của đối tác liên kết, hình thức liên kết, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết đối với sản phẩm liên kết không phải là kênh chương trình, chương trình định kỳ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ký hợp đồng liên kết;
b) Không thực hiện đúng nội dung hợp đồng liên kết và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Ký hợp đồng liên kết với đối tác không đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện hoạt động liên kết đối với các chương trình phát thanh, truyền hình thời sự, chính trị;
b) Không xác định kênh thời sự - chính trị tổng hợp trong trường hợp có 02 (hai) kênh chương trình quảng bá trở lên;
c) Phát sóng vượt quá 30% tổng thời lượng chương trình phát sóng lần một của kênh đối với các chương trình thực hiện hoạt động liên kết trong kênh thời sự - chính trị tổng hợp;
d) Không thực hiện đúng nguyên tắc hoạt động liên kết, hình thức hoạt động liên kết.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động liên kết khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Buộc ký hợp đồng liên kết đúng nội dung quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc thông báo bằng văn bản với cơ quan chức năng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc ký hợp đồng liên kết đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Buộc dừng thực hiện hợp đồng liên kết đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
e) Buộc xác định kênh thời sự - chính trị tổng hợp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
g) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Mục 2
VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Điều 17. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động xuất bản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Sửa chữa, tẩy xóa quyết định thành lập nhà xuất bản;
c) Thay đổi tên gọi của cơ quan chủ quản hoặc nhà xuất bản, thay đổi đối tượng phục vụ của nhà xuất bản mà không làm thủ tục xin đổi giấy phép theo quy định;
d) Sửa chữa, tẩy xóa quyết định xuất bản;
đ) Không ghi đầy đủ nội dung trong quyết định xuất bản xuất bản phẩm theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Chuyển nhượng giấy phép thành lập nhà xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản;
d) Thay đổi cơ quan chủ quản, thay đổi tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản mà không làm thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định;
đ) Xuất bản xuất bản phẩm sai nội dung đăng ký kế hoạch xuất bản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
e) Xuất bản trên mạng internet tại địa chỉ website không sử dụng tên miền ".vn".
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất bản xuất bản phẩm mà không đăng ký kế hoạch xuất bản hoặc xuất bản xuất bản phẩm khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản bằng văn bản;
b) Xuất bản xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản;
c) Xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không có giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thành lập nhà xuất bản mà không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Đặt văn phòng đại diện của nhà xuất bản, tổ chức phát hành nước ngoài ở Việt Nam mà không có giấy phép hoặc hoạt động không đúng nội dung được ghi trong giấy phép.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi quyết định xuất bản đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi mạng Internet xuất bản phẩm đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về nội dung xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Nhà xuất bản về hành vi không thông báo các đơn vị phát hành thu hồi xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, không tổ chức thu hồi xuất bản phẩm có quyết định thu hồi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc của thân nhân người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
c) Xuất bản bản đồ mà không thể hiện, thể hiện sai địa giới hành chính các cấp hoặc thể hiện sai về địa danh của Việt Nam;
d) Sử dụng bản đồ Việt Nam để trình bày bìa, minh họa xuất bản phẩm nhưng không thể hiện hoặc thể hiện sai địa giới hành chính các cấp hoặc thể hiện sai về địa danh của Việt Nam hoặc sai chủ quyền quốc gia;
đ) Xuất bản xuất bản phẩm thuộc loại phải thẩm định mà không tổ chức thẩm định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất bản bản đồ Việt Nam mà không thể hiện hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
b) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này;
c) Buộc dừng phát hành và tổ chức thẩm định đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 điều này.
Điều 19. Vi phạm các quy định về trình bày, minh họa xuất bản phẩm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ghi không đủ hoặc không đúng những thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm;
b) Sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ, ký hiệu, ký tự để trình bày bìa, minh họa xuất bản phẩm không phù hợp với nội dung của xuất bản phẩm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ghi đúng, ghi đủ thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Buộc sửa chữa hoặc xóa bỏ tranh, ảnh, hình vẽ, ký hiệu, ký tự đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 20. Vi phạm các quy định về lưu chiểu xuất bản phẩm
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm không đúng thể thức.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm không đủ số lượng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp lưu chiểu mà đã phát hành đối với từng xuất bản phẩm;
b) Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm chưa hết thời hạn 10 ngày đã phát hành.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 21. Vi phạm các quy định về liên kết trong lĩnh vực xuất bản
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Xuất bản;
b) Không ghi hoặc ghi sai tên, địa chỉ của đối tác liên kết khi đăng ký kế hoạch xuất bản;
c) Không ký duyệt bản thảo (bao gồm cả bìa, thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm) trước khi đưa in hoặc đăng tải trên mạng internet;
d) Không lưu bản thảo xuất bản phẩm liên kết theo quy định của pháp luật;
đ) Không ký phát hành xuất bản phẩm liên kết;
e) Không nộp xuất bản phẩm liên kết cho nhà xuất bản khi in xong.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi tên xuất bản phẩm, tên tác giả, tên đối tác liên kết đã đăng ký mà không được Cục Xuất bản xác nhận bằng văn bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định về ký hợp đồng đối với xuất bản phẩm liên kết;
b) Phát hành xuất bản phẩm khi Giám đốc Nhà xuất bản chưa ký phát hành.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức biên tập bản thảo xuất bản phẩm liên kết, trừ trường hợp tái bản;
b) Làm thay đổi nội dung xuất bản phẩm liên kết đã được Giám đốc nhà xuất bản ký duyệt.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu xuất bản phẩm vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải lưu bản thảo đối với hành vi quy đ
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất