Nghị định 83/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động viễn thông
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2011 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG
-----------
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực viễn thông không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án vi phạm trong lĩnh vực viễn thông ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Quá thời hạn nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này nếu tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có liên quan tới vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông.
c) Buộc tiêu hủy vật phẩm hoặc xóa bỏ nội dung thông tin điện tử trên mạng viễn thông có nội dung độc hại, gây hại cho tinh thần, sức khỏe con người, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục;
d) Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí thu sai hoặc thu hồi tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán;
đ) Buộc chấm dứt cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ viễn thông;
e) Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông.
4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ VIỄN THÔNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VIỄN THÔNG
Điều 5. Vi phạm các quy định về đại lý dịch vụ viễn thông và điểm giao dịch được ủy quyền
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối ngoài địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền để cung cấp dịch vụ;
b) Cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng thời gian theo quy định của chính quyền địa phương;
c) Làm đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền nhưng không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông nhưng vẫn cung cấp dịch vụ cho người sử dụng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông;
b) Không cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định Điều 12 Luật Viễn thông.
Điều 6. Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng, cho thuê, cho mượn thiết bị đầu cuối thuê bao, hàng hóa viễn thông chuyên dùng đưa sang biên giới nhằm mục đích chuyển lưu lượng điện thoại quốc tế về Việt Nam;
b) Sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 12 Luật Viễn thông.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Vi phạm các quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi có sự thay đổi về tổ chức, cá nhân sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp;
b) Không xây dựng kế hoạch cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Không thực hiện đúng thời hạn cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nắm cổ phần chi phối không đúng quy định đối với doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối;
b) Đồng thời sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Điều 8. Vi phạm quy định về cam kết đầu tư
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cam kết đầu tư.
Điều 9. Vi phạm các quy định về cạnh tranh
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thống kê hoặc kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế;
b) Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu hoặc thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện kiến nghị miễn trừ theo quy định của Luật Cạnh tranh nhưng không được chấp nhận trước bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường dịch vụ liên quan.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng thông tin của doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh;
b) Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh. (tư vấn pháp luật)
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH
Điều 10. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ loại hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định;
b) Không thể hiện kinh phí hoặc nội dung hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Áp dụng vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng quy định;
b) Không chấp hành nghĩa vụ về xây dựng, trình duyệt, điều chỉnh kế hoạch về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
c) Không thực hiện dự án đầu tư xây dựng về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định thầu.
d) Chậm đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không đúng quy định;
b) Sử dụng vốn được hỗ trợ để thực hiện chính sách dịch vụ viễn thông công ích sai mục đích.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi kinh phí đã chi sai đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 11. Vi phạm các quy định về áp dụng chính sách viễn thông công ích
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng chính sách viễn thông công ích không đúng đối tượng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tuyên truyền, quảng cáo tạo sự hiểu lầm dịch vụ viễn thông công ích được hỗ trợ bởi doanh nghiệp;
b) Thực hiện chính sách viễn thông công ích không đúng quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí đã áp dụng sai đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ THIẾT LẬP MẠNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Điều 12. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết hướng dẫn sử dụng dịch vụ và các số máy dịch vụ viễn thông khẩn cấp, dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các buồng điện thoại công cộng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ;
b) Áp dụng hợp đồng mẫu khi chưa được chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông đối với dịch vụ viễn thông thuộc danh mục phải có hợp đồng mẫu;
c) Không áp dụng hợp đồng mẫu thống nhất trong toàn doanh nghiệp đối với dịch vụ viễn thông thuộc danh mục phải có hợp đồng mẫu.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu đối với dịch vụ viễn thông thuộc danh mục phải có hợp đồng mẫu;
b) Cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng quy định trong giấy phép;
c) Không thực hiện đúng quy định về bán lại dịch vụ viễn thông;
d) Cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khi chưa được sự đồng ý của thuê bao viễn thông; yêu cầu người sử dụng xác nhận bằng thiết bị đầu cuối thuê bao, thiết bị đầu cuối đồng ý hoặc không đồng ý sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam không thông qua hợp đồng kinh doanh hoặc thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt thiết bị viễn thông để chuyển trái phép lưu lượng dịch vụ viễn thông từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều này;
b) Buộc thu hồi lợi nhuận do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về không chấm dứt cung cấp dịch vụ
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục cung cấp dịch vụ viễn thông khi đã có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Điều 14. Vi phạm các quy định về ngừng kinh doanh dịch vụ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi thông báo cho người sử dụng và các bên có liên quan hoặc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đủ 30 ngày;
b) Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan hoặc không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo, công bố thông tin không đủ theo yêu cầu;
c) Ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông khi gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chưa đủ thời hạn 60 ngày;
d) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông đã được cấp phép.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Ngừng kinh doanh dịch vụ không trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án tổ chức lại doanh nghiệp để bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng;
b) Ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản.
Điều 15. Vi phạm các quy định về liên lạc nghiệp vụ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng chế độ liên lạc nghiệp vụ không đúng đối tượng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không quy định chi tiết đối tượng, phạm vi, mức sử dụng hoặc không ban hành quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ doanh nghiệp.
Điều 16. Vi phạm các quy định về dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ 116 không đáp ứng một trong các chỉ tiêu chất lượng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không trợ giúp tra cứu đối với số máy điện thoại cố định của các doanh nghiệp viễn thông có đăng ký trong danh bạ điện thoại công cộng;
b) Không thiết lập phương thức trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định theo quy định;
c) Không triển khai hoặc triển khai không đúng hệ thống cung cấp dịch vụ 116 dự phòng;
d) Vẫn đưa thông tin về tên hoặc địa chỉ hoặc các thông tin liên quan khác vào Danh bạ điện thoại công cộng khi thuê bao đã từ chối đăng ký thông tin.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo đủ dung lượng hoặc không đảm bảo đúng thời gian khi cung cấp cổng trung kế của tổng đài kết nối với hệ thống cung cấp dịch vụ 116;
b) Cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đảm bảo thời gian cơ sở dữ liệu dịch vụ 116;
c) Không định tuyến cuộc gọi 116 đến hệ thống cung cấp dịch vụ 116;
d) Không cung cấp cơ sở dữ liệu về thuê bao điện thoại cố định bao gồm các thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên quan khác cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 116.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp miễn phí cho người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định Danh bạ điện thoại công cộng.
Điều 17. Vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông khẩn cấp và báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về đổi số thuê bao viễn thông
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi tiến hành đổi số thuê bao viễn thông;
b) Không hướng dẫn người sử dụng dịch vụ viễn thông cách thức quay số sau khi tiến hành đổi số thuê bao viễn thông;
c) Không báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi đổi số thuê bao viễn thông.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đổi số thuê bao viễn thông không đúng với hồ sơ đề nghị đổi số thuê bao viễn thông hoặc không đúng với văn bản chấp thuận của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đổi số thuê bao viễn thông khi chưa có văn bản chấp thuận của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
b) Không triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa việc mất liên lạc trước, trong và sau quá trình đổi số thuê bao viễn thông.
Điều 19. Vi phạm các quy định về đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin không chính xác khi giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Không đăng ký thay đổi thông tin khi thay đổi chủ thuê bao.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chấp nhận giấy tờ không đúng quy định khi tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao;
b) Bán SIM thuê bao hoặc thiết bị đầu cuối loại không dùng SIM đã được đăng ký thông tin thuê bao của người khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao khi không được ủy quyền theo quy định;
b) Không đáp ứng các điều kiện theo quy định đối với điểm đăng ký thông tin thuê bao;
c) Chủ điểm giao dịch không thực hiện đúng quy trình tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao;
d) Không báo cáo với doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các vi phạm trong quá trình đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao;
đ) Không kiểm tra, cập nhật hoặc không chuyển chính xác cho doanh nghiệp các thông tin thuê bao đã đăng ký tại điểm giao dịch của mình;
e) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng dưới 100 thuê bao;
g) Mua bán, trao đổi hoặc sử dụng thiết bị có chức năng kích hoạt SIM thuê bao, đăng ký thông tin thuê bao mà không cần phải bẻ SIM.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện ủy quyền việc tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao không đúng quy định;
b) Không tập huấn, đào tạo về quy trình, thủ tục đăng ký thông tin thuê bao cho điểm đăng ký thông tin thuê bao;
c) Không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao cung cấp thông tin không chính xác trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện;
d) Không cung cấp thông tin thuê bao theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
đ) Không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng từ 100 thuê bao đến dưới 300 thuê bao;
g) Không kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
h) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không thực hiện đúng quy định việc đăng ký, lưu giữ hoặc không sử dụng thông tin thuê bao.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chấp nhận thông tin thuê bao do chủ điểm giao dịch không được ủy quyền cung cấp;
b) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng từ 300 thuê bao đến dưới 500 thuê bao.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu để thu thập, lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao theo quy định;
b) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng từ 500 thuê bao trở lên.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính, ngoại trừ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (tang vật là SIM thì tịch thu cả tài khoản có trong SIM) đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c, g khoản 3 của Điều này;
b) Tịch thu số tiền có được do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm e khoản 3, điểm e, g, h khoản 4, điểm b khoản 5 và khoản 6 của Điều này.
Điều 20. Vi phạm các quy định về lập hóa đơn và thanh toán giá cước
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông thể hiện không đầy đủ hoặc không chính xác đối với một trong các nội dung sau:
a) Giá cước và số tiền phải thanh toán đối với từng loại dịch vụ viễn thông;
b) Tổng số tiền phải thanh toán;
c) Thuế giá trị gia tăng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp cho thuê bao viễn thông bảng kê chi tiết miễn phí một lần kèm theo hóa đơn đối với các dịch vụ viễn thông theo Danh mục dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, trừ khi có thỏa thuận khác;
b) Tính cước cuộc gọi từ thuê bao điện thoại cố định đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ 116 hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định;
c) Không lập hóa đơn thanh toán giá cước cho người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau, trừ trường hợp người sử dụng tự thanh toán bằng thẻ nạp tiền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí thu sai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP VIỄN THÔNG
Điều 21. Vi phạm các quy định về giấy phép viễn thông
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không xuất trình một trong các loại giấy phép viễn thông sau khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông;
c) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;
đ) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép;
b) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp một trong các giấy phép nêu tại khoản 1 Điều này;
c) Quá thời hạn một tháng kể từ khi giấy phép viễn thông tại khoản 1 Điều này bị mất, rách, cháy hoặc bị tiêu hủy nhưng tổ chức được cấp phép không gửi đơn đề nghị cấp lại;
d) Quá thời hạn 2 năm kể từ khi Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông có hiệu lực, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép viễn thông không làm thủ tục đề nghị cấp, đổi giấy phép theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng viễn thông dùng riêng hoặc thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông nhưng không có giấy phép hoặc cho thuê, cho mượn, thuê, mượn giấy phép.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép hoặc cho thuê, cho mượn, thuê, mượn giấy phép đối với một trong các trường hợp sau:
a) Thiết lập mạng viễn thông công cộng;
b) Cung cấp dịch vụ viễn thông;
c) Lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấm dứt thiết lập mạng, lắp đặt cáp viễn thông hoặc buộc chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 22. Vi phạm các quy định về công bố, thay đổi nội dung trong giấy phép
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
b) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
c) Công bố nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông không đúng thời hạn hoặc không công bố đủ trên 3 số báo liên tiếp;
d) Công bố nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông không đúng thời hạn hoặc không công bố đủ trên 3 số báo liên tiếp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan cấp phép;
b) Thay đổi tên doanh nghiệp, phạm vi thiết lập mạng viễn thông, phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông, loại hình dịch vụ đã được cấp phép hoặc các thông tin khác nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
c) Thay đổi tên tổ chức được cấp phép hoặc danh sách thành viên của mạng hoặc cấu hình mạng hoặc phạm vi hoạt động của mạng hoặc loại hình dịch vụ cung cấp nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi bổ sung nội dung giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;
d) Không thực hiện đúng quy định tại giấy phép viễn thông.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi tên tổ chức được cấp phép hoặc thông tin về tuyến cáp được lắp đặt nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng cam kết mà tổ chức cấp giấy phép viễn thông đã cam kết đối với cơ quan cấp phép.
Điều 23. Vi phạm các quy định về lắp đặt cáp viễn thông trên biển
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin liên quan đến tuyến cáp cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
b) Không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khảo sát hoặc lắp đặt hoặc bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp trong vùng biển Việt Nam;
c) Không chấp hành việc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khảo sát hoặc lắp đặt hoặc bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp trong vùng biển Việt Nam;
d) Thực hiện các hoạt động ngoài việc khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông trong vùng biển Việt Nam;
đ) Khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép 1 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 24. Vi phạm các quy định về điều kiện cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ cho tổ chức hoặc cá nhân không phải là thành viên của mạng viễn thông dùng riêng;
b) Thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không đúng quy định trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số tiền có được do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm các quy định về phí, lệ phí
Các hành vi vi phạm về phí, lệ phí và phí quyền hoạt động viễn thông trong lĩnh vực viễn thông được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG
Điều 26. Vi phạm các quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu không công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu;
b) Doanh nghiệp viễn thông không đáp ứng đủ dung lượng kết nối theo quy hoạch chung về phát triển mạng lưới, dịch vụ viễn thông và thỏa thuận kết nối;
c) Doanh nghiệp viễn thông không đảm bảo chất lượng kết nối.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu không đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thỏa thuận kết nối mẫu.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu không xây dựng giá cước kết nối viễn thông theo quy định;
b) Doanh nghiệp viễn thông hạn chế, từ chối, tự ý dừng, gây khó khăn cho việc kết nối các mạng viễn thông với nhau hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Không cho phép kết nối mặc dù có khả thi về mặt kỹ thuật trên mạng viễn thông;
d) Không đảm bảo kết nối kịp thời hoặc công khai, minh bạch;
đ) Phân biệt đối xử trong kết nối;
e) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu xây dựng giá cước kết nối viễn thông trên cơ sở phân biệt các loại hình dịch vụ;
g) Không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp kết nối của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
h) Kết nối các mạng viễn thông không đúng quy định.
Điều 27. Vi phạm các quy định về kết nối mạng viễn thông dùng riêng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng các quy định kết nối mạng viễn thông dùng riêng vào mạng viễn thông công cộng;
b) Kết nối mạng viễn thông dùng riêng vào mạng viễn thông công cộng mà không đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định;
c) Kết nối mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng nhưng không ký hợp đồng kết nối.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kết nối các mạng viễn thông dùng riêng trực tiếp với nhau mà không được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép bằng văn bản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm các quy định về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông không thông qua hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc trì hoãn việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông.
MỤC 6. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI NGUYÊN VIỄN THÔNG
Điều 29. Vi phạm các quy định về phân bổ, sử dụng, hoàn trả kho số viễn thông, tài nguyên Internet
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo về kế hoạch hoặc tình hình sử dụng kho số viễn thông;
b) Không hoàn trả kho số viễn thông, tài nguyên Internet đã được cấp khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông;
c) Cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi không phải là nhà đăng ký tên miền “.vn” hoặc không có hợp đồng làm đại lý cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” cho nhà đăng ký tên miền “.vn”.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng kho số viễn thông không đúng quy định;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy hoạch, quy định quản lý kho số viễn thông, tài nguyên Internet.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kho số viễn thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân bổ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi kho số viễn thông đối với hành vi vi phạm quy định khoản 3 Điều này.
Điều 30. Vi phạm các quy định về chuyển nhượng kho số viễn thông, tài nguyên Internet
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng tài nguyên Internet đã được phân bổ thông qua đấu giá khi chưa được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng kho số viễn thông đã được phân bổ thông qua đấu giá nhưng chưa được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chuyển nhượng kho số viễn thông mà tổ chức, cá nhân được phân bổ không thông qua đấu giá;
b) Chuyển nhượng tên miền quốc gia “.vn” dành cho các cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc các loại tên miền khác không được phép chuyển nhượng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông hoặc tài nguyên Internet mặc dù tổ chức, cá nhân chuyển nhượng không có quyền sử dụng hợp pháp;
d) Chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông hoặc tài nguyên Internet nhưng tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng không được phép hoạt động hoặc không đủ điều kiện đầu tư hoặc khai thác hoặc sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet đó.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi kho số viễn thông, tài nguyên Internet đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
MỤC 7. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, GIÁ CƯỚC VÀ KHUYẾN MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Điều 31. Vi phạm các quy định về chất lượng thiết bị viễn thông
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng nhận hợp quy;
b) Bán thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn mà không có chứng nhận hợp quy hoặc không công bố hợp quy hoặc không gắn dấu hợp quy.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất, nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng không chứng nhận hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường;
b) Sản xuất, nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng không thực hiện công bố hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường;
c) Sản xuất, nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng không sử dụng dấu hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường;
d) Kết nối vào mạng viễn thông công cộng thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng không được chứng nhận hợp quy hoặc không được công bố hợp quy hoặc không sử dụng dấu hợp quy;
đ) Cung cấp, sử dụng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, kết nối mạng viễn thông không thực hiện công bố hợp quy.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu hoặc lưu thông trên thị trường thiết bị thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn nhưng có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã được chứng nhận hoặc công bố.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi thiết bị viễn thông đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tái xuất thiết bị viễn thông nhập khẩu vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 32. Vi phạm các quy định về chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng không đúng thời hạn theo quy định;
b) Đăng bản công bố chất lượng trên trang tin điện tử của doanh nghiệp hoặc niêm yết tại các điểm giao dịch không đúng với Bản công bố chất lượng mạng, dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ trong hồ sơ công bố chất lượng dịch vụ đã gửi cơ quan quản lý nhà nước;
c) Không công bố chất lượng dịch vụ viễn thông theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với các mạng, dịch vụ viễn thông không thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng;
d) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ văn bản, số liệu kết quả kiểm tra, kiểm soát chất lượng do doanh nghiệp thực hiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không công bố chất lượng mạng hoặc dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng;
b) Không đưa lên trang tin điện tử hoặc không niêm yết các điểm giao dịch của doanh nghiệp Bản công bố chất lượng mạng, dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng mạng, dịch vụ của mạng, dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng, d
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất