Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số
CHÍNH PHỦ ------- Số: 174/2013/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan.
Điều 2. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VI tại Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức. Cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh được quy định tại Chương VII của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi của cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền xử phạt đối với hành vi của tổ chức.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH,
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 3. Vi phạm các quy định về giấy phép bưu chính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung trong giấy phép bưu chính;
b) Tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong giấy phép bưu chính;
c) Không bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính theo quy định của pháp luật;
b) Mua bán, cầm cố giấy phép bưu chính.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép bưu chính từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 4. Vi phạm các quy định về thông báo hoạt động bưu chính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;
b) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính theo quy định của pháp luật;
b) Làm đại lý, đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
Điều 5. Vi phạm các quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không đúng dấu ngày hoặc thể hiện không chính xác thông tin về thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi trên hợp đồng hoặc chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thể hiện không đúng hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật đối với hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi;
b) Không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đối với hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản;
c) Giao đại lý hoặc nhận làm đại lý dịch vụ bưu chính mà không có hợp đồng đại lý hoặc hợp đồng đại lý hết hiệu lực.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng loại hình dịch vụ đã giao kết trong hợp đồng đại lý.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam mà hợp đồng nhượng quyền đã hết hiệu lực;
b) Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài mà hợp đồng đại diện đã hết hiệu lực.
Điều 6. Vi phạm các quy định về cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin về bưu gửi không đúng, không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin liên quan đến dịch vụ bưu chính đang cung ứng;
b) Không niêm yết công khai hoặc niêm yết không đúng, không đầy đủ danh mục vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính hoặc các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính tại các điểm phục vụ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về phát bưu gửi.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối trái pháp luật cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh;
b) Không báo cáo hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ bưu chính công ích không đúng quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không theo dõi riêng các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng kết quả cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng doanh thu từ các dịch vụ bưu chính dành riêng để trợ cấp cho các khoản lỗ do việc cung ứng các dịch vụ bưu chính cạnh tranh khác dưới giá thành;
b) Vi phạm các quy định về hoạt động bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về bưu chính mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Cung ứng hoặc khuyến mại dịch vụ bưu chính vi phạm quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng.
Điều 7. Vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu;
b) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật;
c) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
d) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được nhà nước chỉ định;
b) Chấp nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không đúng thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và d Khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy vật phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 8. Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm kê, lập biên bản và gói, bọc lại trong trường hợp vỏ bọc bưu gửi bị rách, hư hại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bóc mở bưu gửi trái pháp luật, tráo đổi nội dung bưu gửi;
b) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; hủy bưu gửi trái pháp luật;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người vận chuyển, bưu gửi và mạng bưu chính trong kinh doanh dịch vụ;
d) Đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính không có biên bản, chữ ký của các bên liên quan;
đ) Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trái pháp luật;
e) Không đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để xử lý khi phát hiện bưu gửi vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính;
b) Cản trở lưu thông bất hợp pháp hoạt động bưu chính.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định về thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận; chuyển tiếp, chuyển hoàn, rút lại bưu gửi; bưu gửi không có người nhận
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận hoặc rút lại bưu gửi.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thu cước chuyển hoàn đối với thư cơ bản có khối lượng đến 500 gram khi không phát được.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc chuyển tiếp bưu gửi đến địa chỉ mới khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận và khi người sử dụng dịch vụ bưu chính thông báo cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính việc thay đổi địa chỉ của người nhận;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của người gửi về việc chuyển hoàn bưu gửi để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận;
c) Không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với bưu gửi không có người nhận.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả cước thu sai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm các quy định về mạng bưu chính công cộng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không bố trí địa điểm tại khu đô thị, khu dân cư tập trung để doanh nghiệp được chỉ định cung ứng dịch vụ bưu chính công ích lắp đặt hệ thống thùng thư công cộng;
b) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không đúng quy định hộp thư tập trung tại chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng;
c) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không đúng quy định hệ thống thùng thư công cộng tại khu đô thị, khu dân cư tập trung;
d) Không bố trí địa điểm hoặc không tổ chức để người sử dụng dịch vụ bưu chính tại chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng thực hiện việc lắp đặt hộp thư tập trung.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo vệ công trình thuộc mạng bưu chính công cộng;
b) Không xây dựng và phát triển mạng bưu chính công cộng theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm hại công trình bưu chính công cộng;
b) Sử dụng phương tiện vận tải chuyên ngành không đúng quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 11. Vi phạm các quy định về chất lượng, giá cước dịch vụ bưu chính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố hợp quy dịch vụ bưu chính công ích hoặc công bố không đúng chất lượng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết “Bản công bố hợp quy”, “Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích” tại điểm phục vụ;
c) Không ban hành quy chế tự kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định việc tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp công khai hoặc cung cấp không đúng chất lượng dịch vụ đã công bố;
b) Quy định giá cước dịch vụ bưu chính không đúng thẩm quyền;
c) Không thông báo giá cước dịch vụ bưu chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định.
Điều 12. Vi phạm các quy định về tem bưu chính
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng trong việc thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tem bưu chính Việt Nam đã có dấu hủy;
b) Sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tem bưu chính Việt Nam bị cấm lưu hành.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tem bưu chính nước ngoài để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu không phù hợp đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Bán tem bưu chính Việt Nam trên mạng bưu chính công cộng trong thời hạn cung ứng không đúng giá in trên mặt tem, trừ trường hợp tem bưu chính có dấu hủy;
c) Bán tem bưu chính đặc biệt đã hết thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng, trừ trường hợp đã mua lại;
d) Lưu hành tem bưu chính Việt Nam không có quyết định phát hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức triển lãm tem bưu chính không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) In tem bưu chính Việt Nam trên các ấn phẩm mà không sử dụng tem bưu chính có in chữ “tem mẫu” (specimen) hoặc tem bưu chính có dấu hủy, trừ trường hợp in phóng to gấp nhiều lần dưới dạng pa-nô, áp phích;
g) Không lưu trữ hoặc lưu trữ tem bưu chính Việt Nam, hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền tem bưu chính nước ngoài có nội dung và nguồn gốc xuất xứ không phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu chính các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới và các hiệp hội sưu tập tem;
b) In tem bưu chính Việt Nam không đúng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính;
d) Nhập khẩu tem bưu chính không đúng quy định trong giấy phép nhập khẩu tem bưu chính;
đ) Sử dụng giấy phép nhập khẩu tem bưu chính đã hết thời hạn.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền tem bưu chính có quyết định đình bản, đình chỉ, thu hồi;
b) Sử dụng, sao chép một phần hoặc toàn bộ mẫu tem bưu chính Việt Nam đã duyệt mà không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không thu hồi, xử lý, hủy tem bưu chính khi có quyết định đình bản, đình chỉ hoặc tem bưu chính đặc biệt đã hết thời hạn cung ứng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Thu hồi, xử lý, hủy tem bưu chính mà đã có quyết định đình bản, đình chỉ, tem bưu chính hết thời hạn cung ứng không đúng quy định;
đ) Nhập khẩu tem bưu chính mà không có giấy phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền tem bưu chính giả;
b) In tem bưu chính Việt Nam không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt đề án in tem bưu chính ở nước ngoài, hợp tác in hoặc phát hành chung với cơ quan bưu chính nước ngoài.
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; có nội dung sai trái về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4; Điểm a và Điểm b Khoản 5; Điểm a và Điểm b Khoản 6; Điểm a và Điểm b Khoản 7; Khoản 8 Điều này;
b) Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;
b) Buộc tái xuất tem bưu chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 5; Điểm đ Khoản 6 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy vật phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Chương 3.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG, INTERNET,
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM VỀ GIẤY PHÉP VIỄN THÔNG
Điều 13. Vi phạm các quy định về giấy phép viễn thông
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng không gửi thông báo chính thức khai thác mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa giấy phép viễn thông.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng viễn thông dùng riêng hoặc thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông nhưng không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng viễn thông công cộng hoặc cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc lắp đặt cáp viễn thông trên biển không có giấy phép.
5. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép viễn thông.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép viễn thông từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép viễn thông đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về công bố, thay đổi nội dung trong giấy phép
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Công bố nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông không đúng thời hạn hoặc không công bố đủ trên 03 số báo liên tiếp;
b) Công bố nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông không đúng thời hạn hoặc không công bố đủ trên 3 số báo liên tiếp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
b) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan cấp phép;
b) Thay đổi người đại diện theo pháp luật trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng không thông báo cho cơ quan cấp phép theo quy định;
c) Thay đổi tên doanh nghiệp hoặc phạm vi thiết lập mạng viễn thông hoặc phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc loại hình dịch vụ đã được cấp phép hoặc các thông tin khác theo quy định nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
d) Thay đổi tên tổ chức được cấp phép hoặc danh sách thành viên của mạng hoặc cấu hình mạng hoặc phạm vi hoạt động của mạng hoặc loại hình dịch vụ cung cấp nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi tên tổ chức được cấp phép hoặc thông tin về tuyến cáp viễn thông trên biển được lắp đặt nhưng không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lắp đặt cáp viễn thông,
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng cam kết mà tổ chức được cấp giấy phép viễn thông đã cam kết đối với cơ quan cấp phép.
Điều 15. Vi phạm các quy định về thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ cho tổ chức hoặc cá nhân không phải là thành viên của mạng viễn thông dùng riêng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không đúng quy định trong giấy phép.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 16. Vi phạm các quy định về thực hiện giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kết thúc thử nghiệm mà không tổng kết, hoàn chỉnh hồ sơ thử nghiệm, không báo cáo kết quả thử nghiệm tới Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện phương án thử nghiệm không đúng quy định trong giấy phép thử nghiệm đã được cấp.
Điều 17. Vi phạm các quy định về thực hiện giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin liên quan đến tuyến cáp cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi thi công, lắp đặt tuyến cáp không đúng với sơ đồ, tọa độ tuyến đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động ngoài việc khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông trong vùng biển Việt Nam;
b) Khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Điền 18. Vi phạm các quy định về đại lý dịch vụ viễn thông và điểm giao dịch được ủy quyền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối ngoài địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền để cung cấp dịch vụ;
b) Cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng thời gian theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền nhưng không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của đại lý dịch vụ viễn thông hoặc điểm giao dịch được ủy quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông nhưng vẫn cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm các hành vi bị cấm theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Điều 19. Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng, cho thuê, cho mượn thiết bị đầu cuối thuê bao, hàng hóa viễn thông chuyên dùng để chuyển lưu lượng điện thoại quốc tế trái quy định của pháp luật;
b) Sử dụng dịch vụ viễn thông để thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 20. Vi phạm các quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông khi có sự thay đổi về tổ chức, cá nhân sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp;
b) Không xây dựng kế hoạch cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Không thực hiện đúng thời hạn cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nắm cổ phần chi phối không đúng quy định đối với doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối;
b) Đồng thời sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Điều 21. Vi phạm các quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu hoặc thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc thâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện kiến nghị miễn trừ theo quy định của Luật cạnh tranh nhưng không được chấp nhận trước bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Không thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường dịch vụ liên quan.
4. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng thông tin của doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh;
b) Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh.
Điều 22. Vi phạm các quy định về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện hiệp thương giữa các bên;
b) Không tham gia hiệp thương khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Thông tin và Truyền thông mà các bên tranh chấp đã chấp thuận.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM VỀ THIẾT LẬP MẠNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Điều 23. Vi phạm các quy định về thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không niêm yết hướng dẫn sử dụng dịch vụ và các số máy dịch vụ viễn thông khẩn cấp, dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định, dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ, cho đại lý viễn thông, đại lý Internet;
b) Áp dụng hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu khi chưa được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông phải có hợp đồng mẫu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khi chưa được sự đồng ý của thuê bao viễn thông;
b) Không gửi thông báo chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng quy định trong giấy phép viễn thông;
b) Không thực hiện đúng quy định về bán lại dịch vụ viễn thông.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện hòa mạng trước khi người sử dụng dịch vụ hoàn thành việc ký hợp đồng và thanh toán tiền mua SIM thuê bao đối với dịch vụ viễn thông trả sau;
b) Thực hiện hòa mạng trước khi người sử dụng dịch vụ đăng ký thông tin thuê bao hoặc nạp tiền từ thẻ thanh toán vào tài khoản của SIM thuê bao đối với dịch vụ viễn thông trả trước.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam không đúng với các quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thiết lập mạng viễn thông không đúng chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
b) Thiết lập mạng viễn thông không đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
8. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt thiết bị viễn thông để chuyển trái phép lưu lượng dịch vụ viễn thông từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 8 Điều này.
Điều 24. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền, quảng cáo tạo sự hiểu lầm dịch vụ viễn thông công ích được hỗ trợ bởi doanh nghiệp;
b) Thực hiện chính sách viễn thông công ích không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ loại hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định;
b) Không thể hiện kinh phí hoặc nội dung hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước theo quy định.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp dụng vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng quy định;
b) Không chấp hành nghĩa vụ về xây dựng, trình duyệt, điều chỉnh kế hoạch về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không thực hiện dự án đầu tư xây dựng về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chậm đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn được hỗ trợ để thực hiện chính sách viễn thông công ích sai mục đích.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi kinh phí đã chi sai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền đóng góp nghĩa vụ tài chính chậm nộp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và truy thu khoản tiền lãi của số tiền chậm nộp tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này.
Điều 25. Vi phạm các quy định về ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi thông báo cho người sử dụng và các bên có liên quan hoặc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đủ 30 ngày;
b) Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan hoặc không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo, công bố thông tin không đủ theo yêu cầu;
c) Ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông khi gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đủ thời hạn 60 ngày;
d) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông đã được cấp phép.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Ngừng kinh doanh dịch vụ mà không trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án tổ chức lại doanh nghiệp để bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng;
b) Ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản.
Điều 26. Vi phạm các quy định về liên lạc nghiệp vụ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng chế độ liên lạc nghiệp vụ không đúng đối tượng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không quy định chi tiết đối tượng, phạm vi, mức sử dụng hoặc không ban hành quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ doanh nghiệp.
Điều 27. Vi phạm các quy định về dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ 116 không đáp ứng một trong các chỉ tiêu chất lượng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trợ giúp tra cứu đối với số máy điện thoại cố định của các doanh nghiệp viễn thông có đăng ký trong danh bạ điện thoại công cộng;
b) Không thiết lập phương thức trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định theo quy định;
c) Không triển khai hoặc triển khai không đúng hệ thống cung cấp dịch vụ 116 dự phòng;
d) Đưa thông tin về tên hoặc địa chỉ hoặc các thông tin liên quan khác vào Danh bạ điện thoại công cộng khi thuê bao đã từ chối đăng ký thông tin.
>> Tải về máy để xem đầy đủ nội dung văn bản
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất