Chi nhánh, văn phòng đại diện là gì? Thủ tục thành lập thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là gì?
Quy định về chi nhánh
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy định về văn phòng đài diện
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Tên của chi nhánh, văn phòng đại diện được đặt theo đúng quy định tại Điều 40 của Luật Doanh nghiệp;
- Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (Lập theo biểu mẫu II-7 tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực) và Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
- Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có: Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
Số lượng hồ sơ thành lập chi nhánh, VPĐD
Hồ sơ thành lập chi nhánh, VPĐD gồm: 01 bộ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty có trụ sở.
Trình tự thực hiện
- Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (nếu có) theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
- Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Kết quả thủ tục hành chính
- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.
4. Dịch vụ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
Tư vấn trước thành lập chi nhánh, lập văn phòng đại diện
- Lựa chọn địa điểm mở chi nhánh và các quy định của pháp luật đối với chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Về tên chi nhánh: (Lựa chọn và tra cứu tên chi nhánh, VP đại diện);
- Ngành nghề kinh doanh trường hợp lập chi nhánh (phù hợp với ngành nghề doanh nghiệp và quy định của pháp luật);
- Tư vấn về người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện (phù hợp với quy định của pháp luật);
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến quản trị nội bộ doanh nghiệp (Mô hình và Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và điều hành, mối quan hệ giữa các chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của các thành viên…);
- Hoàn thiện hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm: Tư vấn và hoàn thịên Biên bản, quyết định về việc thành lập chi nhánh, Thông báo lập chi nhánh, Giấy ủy quyền thành lập chi nhánh và các giấy tờ khác có liên quan.
Thực hiện các công việc theo uỷ quyền
Công ty Luật Minh Gia thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo yêu cầu.
Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ pháp lý về vấn đề lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc các thủ tục doanh nghiệp liên quan, vui lòng liên hệ Luật Minh Gia để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng
P. Luật sư Doanh nghiệp - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất