Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bảng giá đất tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng từ 2014

Bảng giá đất tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng từ 2014 ban hành kèm theo Quyết định 58/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 như sau:

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 58/2013/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH
VỀ GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về giá các loại đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 826/TTr-STNMT ngày 20 tháng 12 năm 2013 về việc đề nghị ban hành Quyết định quy định về giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và thay thế Quyết định số 40/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Trưởng ban: Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Ban quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn trong phạm vi chức năng, quyền hạn quản lý của mình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

  TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

QUY ĐỊNH
GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
 

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Giá các loại đất được quy định để sử dụng làm căn cứ:
1. Tính thuế sử dụng đất và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Tính thu tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 34 của Luật Đất đai năm 2003, bao gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
b) Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
c) Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
d) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh;
đ) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
e) Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
g) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư;
3. Tính thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:
a) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
b) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
c) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
4. Tính tiền thuê đất trong các trường hợp quy định tại Điều 35 Luật Đất đai năm 2003, bao gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 mà thời hạn sử dụng đất đã hết theo quy định của Luật Đất đai năm 2003;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất;
d) Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
e) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
5. Tính giá trị quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Đất đai năm 2003, bao gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức;
b) Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
c) Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
d) Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước;
đ) Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
e) Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
g) Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp.
6. Tính giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của tổ chức và doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 59 của Luật Đất đai 2003 cho các trường hợp sau:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị tài sản giao cho tổ chức đó; tổ chức được giao đất có trách nhiệm bảo toàn quỹ đất;
b) Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì số tiền đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn quỹ đất;
c) Khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này mà doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất đó sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường.
7. Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.
8. Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003.
9. Tính tiền bồi thường đối với người vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước.
10. Trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại Điều 58 Luật Đất đai 2003, thì mức giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn mức giá đã quy định tại Quy định này.
11. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất thoả thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi là tổ chức) được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất và tính tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
Điều 3. Phân loại đất để định giá các loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, giá các loại đất được phân loại như sau:
1. Nhóm giá đất nông nghiệp (đất nông nghiệp, đất nông nghiệp giáp ranh đô thị và đất nông nghiệp xen kẽ trong đô thị) bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng lúa nước;
b) Đất trồng cây hàng năm bao gồm: đất trồng các loại cây lương thực, đất trồng rau màu, đất trồng lúa nương, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
c) Đất nuôi trồng thủy sản;
d) Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
đ) Đất nông nghiệp khác theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ;
2. Nhóm giá đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất ở tại nông thôn;
b) Đất ở tại đô thị;
c) Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
d) Đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ); đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật);
đ) Đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và các loại đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất cho các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất đô thị được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi động vật được pháp luật cho phép; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp);
e) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
f) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
Điều 4. Nguyên tắc phân vùng đất, phân vị trí đất tại nông thôn; phân loại đô thị, phân loại đường phố, phân vị trí đất trong đô thị để định giá đất
1. Phân vùng đất tại nông thôn để định giá đất
Đất tại nông thôn được chia thành 3 vùng sau đây:
a) Đồng bằng là những vùng đất tương đối rộng, có độ chênh cao nhỏ so với mặt nước biển, hầu như bằng phẳng. Mật độ dân số đông, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hoá thuận lợi.
b) Trung du là những vùng có độ cao vừa phải so với mặt nước biển bao gồm đại bộ phận là đồi. Mật độ dân số thấp, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông kém thuận lợi hơn so với đồng bằng nhưng thuận lợi hơn miền núi.
c) Miền núi là vùng đất cao hơn vùng trung du, bao gồm đại bộ phận diện tích là núi cao, địa hình phức tạp. Mật độ dân số thấp, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn trung du.
2. Phân vị trí đất tại nông thôn để định giá đất.
a) Đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất phi nông nghiệp khác: Căn cứ vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khoảng cách so với trục đường để phân thành 2 hoặc 3 vị trí để định giá đất.
b) Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất nông nghiệp khác: Căn cứ vào khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất tới nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất tới thị trường tiêu thụ tập trung và mức độ thuận tiện về giao thông. Phân biệt các vị trí đất có kết hợp giữa yếu tố khoảng cách với các yếu tố chất đất, địa hình, khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu.
3. Phân loại đô thị, loại đường phố và vị trí để định giá đất.
a) Phân loại đô thị: Căn cứ vào quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phân loại:
- Đối với thành phố Huế được xếp vào đô thị loại I thuộc tỉnh;
- Thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà được xếp vào đô thị loại IV;
- Đối với các thị trấn được xếp vào đô thị loại V.
b) Phân loại đường phố: Loại đường phố trong từng đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới khu trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch:
- Đối với thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà: Được xác định cho 5 loại đường phố chính, trong mỗi loại đường phố chính được chia làm 3 nhóm đường loại A; B; C.
- Đối với thị trấn: Được xác định cho 4 loại đường phố chính, trong mỗi loại đường phố chính được chia làm 3 nhóm đường loại A; B; C.
c) Phân vị trí đất: Căn cứ vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khoảng cách so với trục đường phố để phân thành 4 vị trí để định giá đất.
Điều 5. Quản lý nhà nước về giá các loại đất
1. Giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định được công bố công khai áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh vào ngày 01 tháng 01 hàng năm để sử dụng làm căn cứ xác định các quan hệ tài chính, nghĩa vụ tài chính giữa người sử dụng đất với Nhà nước. Ủy ban nhân dân tỉnh không thực hiện phân cấp hoặc ủy quyền việc quy định giá các loại đất cho các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế.
2. Nội dung quy định và quản lý giá các loại đất của Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Quản lý và phát triển thị trường bất động sản;
c) Quản lý giá giao đất, quản lý giá cho thuê đất, quản lý giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Ban hành các văn bản quy định cụ thể về giá đất theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính:
- Cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất;
- Thực hiện các biện pháp bình ổn giá đất, chống đầu cơ đất đai;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quản lý về giá đất và xử phạt vi phạm pháp luật về giá đất theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc định giá đất, công bố giá đất, điều chỉnh giá đất và áp dụng giá đất trong việc xác định các nghĩa vụ tài chính có liên quan đến đất đai nêu tại Khoản 2 Điều này.
Điều 6. Điều chỉnh giá các loại đất
1. Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh giá đất trong các trường hợp sau:
a) Khi cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất;
b) Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và trường hợp doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất mà giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, thời điểm quyết định thu hồi đất, thời điểm tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp.
2. Trường hợp do yêu cầu phải điều chỉnh, bổ sung giá đất tại một số vị trí đất, một số khu vực đất, loại đất trong năm, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để tổ chức thực hiện và tổng hợp báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Chương 2.
GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
MỤC 1. GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Điều 7. Giá các loại đất nông nghiệp
Giá đất được xác định theo vị trí và chia theo ba vùng: đồng bằng, trung du, miền núi.
1. Phân vùng:

Địa bàn Đồng bằng Trung du Miền núi
Thị xã Hương Trà Các xã, phường còn lại (Ngoài các xã miền núi nêu bên) - Các xã: Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hồng Tiến
Thị xã Hương Thủy Các xã, phường còn lại (Ngoài các xã trung du nêu bên) Các xã: Dương Hòa, Phú Sơn -
Huyện Quảng Điền Toàn bộ các xã, thị trấn - -
Huyện Phú Vang Toàn bộ các xã, thị trấn - -
Huyện Phú Lộc Thị trấn và các xã còn lại (Ngoài các xã miền núi nêu bên) - Các xã: Xuân Lộc, Lộc Hòa, Lộc Bình
Huyện Nam Đông - - Toàn bộ các xã, thị trấn
Huyện A Lưới -   Toàn bộ các xã, thị trấn
Huyện Phong Điền - - Xã Phong Mỹ bao gồm các thôn: Tân Mỹ, Lưu Hiền Hoà, Đông Thái, Huỳnh Trúc, Phong Thu - Các thôn và các vùng núi cao còn lại của xã Phong Mỹ
- - Xã Phong Xuân bao gồm các thôn: Phong Hoà, Tân Lập, Bình An - Các thôn và các vùng núi cao còn lại của xã Phong Xuân
- - Xã Phong Sơn bao gồm các thôn: Đồng Dạ, Hiền Sỹ, Cổ Bi 1, Cổ Bi 2, Cổ Bi 3, Thanh Tân, Sơn Quả, Công Thành - Các thôn và các vùng núi cao còn lại của xã Phong Sơn
- Xã Phong An bao gồm các thôn: Bồ Điền, Thượng An, Đông An, Phò Ninh, Đông Lâm - Các thôn còn lại xã Phong An -
- Xã Phong Thu bao gồm các thôn: Trạch Hữu, Đông Lái, Ưu Thượng, Khúc Lý Ba Lạp - Các thôn còn lại xã Phong Thu -
- Thị trấn và các xã còn lại - -
Thành phố Huế Toàn bộ các phường - -

2. Phân vị trí: Vị trí của các loại đất nông nghiệp được phân thành 3 vị trí có số thứ tự từ 1 đến 3. Việc xác định vị trí đất nông nghiệp chủ yếu căn cứ vào yếu tố khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, gần và thuận lợi về giao thông là những yếu tố tạo lợi thế cho người sản xuất giảm được chi phí đi lại, chi phí lưu thông (mua vật tư, bán sản phẩm), chi phí tiêu thụ sản phẩm có kết hợp với các yếu tố tạo lợi thế cho sản xuất. Nguyên tắc xác định từng vị trí như sau:
a) Vị trí 1: Bao gồm khu vực đất cùng điều kiện kinh tế - xã hội, cùng kết cấu hạ tầng, phải đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện sau:
- Có 01 trong 03 yếu tố về khoảng cách liền kề hoặc gần nhất so với:
+ Nơi cư trú của người sử dụng đất, nơi cư trú được xác định là trung tâm của thôn (xóm, bản nơi có đất);
+ Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm (chợ nông thôn, chợ đô thị, nơi thu mua nông sản tập trung);
+ Đường giao thông: Giao thông đường bộ bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, đường huyện. Đối với nơi không có quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thì căn cứ vào đường giao thông liên xã, giao thông đường thủy (ở những nơi sử dụng giao thông đường thủy là chủ yếu) bao gồm: sông ngòi, kênh.
- Có các yếu tố có lợi thế tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: địa hình bằng phẳng, điều kiện tưới tiêu chủ động, độ phì nhiêu của đất cao, thời tiết khí hậu thuận lợi cho sản xuất.
b) Vị trí 2: Thỏa mãn 01 trong 02 điều kiện nêu trên.
c) Vị trí 3: Là vị trí không thuận lợi về giao thông, xa nơi cư trú người sử dụng đất, xa thị trường tiêu thụ sản phẩm; các yếu tố sản xuất nông nghiệp kém thuân lợi: địa hình không bằng phẳng, điều kiện tưới tiêu không chủ động, độ phì của đất không cao.
1. Đất trồng lúa nước:
Đơn vị tính: đồng/m²

TT Phân vùng Đất trồng lúa nước
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1 Đồng bằng 19.000 16.200 13.800
2 Trung du 15.300 13.000 11.000
3 Miền núi 14.300 12.100 10.300


...........
Tải văn bản về máy để xem đầy đủ Bảng giá đất đính kèm Quyết định

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Bài viết liên quan
0971.166.169