Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án dân sự thế nào?

Trong lĩnh vực thi hành án dân sự không ít người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành án thường không tự nguyện, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Để ngăn chặn các hành vi nêu trên, Luật Thi hành án dân sự đã quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án để đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay.

1. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án

- Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.

- Ngoài những trường hợp do Luật Thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án.

- Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo Tư lệnh quân khu ít nhất là 5 ngày làm việc trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều 172, khoản 2 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật Thi hành án dân sự.

- Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị đương sự chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản. Người đã nhận tài sản có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Trình tự thủ tục về áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm có văn bản đề nghị Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án;

- Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật (Phong toả tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản). 

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: chưa quy định cụ thể (về nguyên tắc là áp dụng ngay)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phong tỏa tài khỏan, biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ ; quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

Lệ phí (nếu có): Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

---

3. Tư vấn về cưỡng chế thi hành án dân sự

Câu hỏi:

Tôi có quyết định ly hôn 9 năm rồi. tôi có 2 đứa. 1 đứa 10t, và 11tuổi, 9 năm nay anh ấy không cấp dưỡng và không thăm con, 1 người không đạo đức,không lương tâm, không tình không nghĩa. Ông ta hội đủ những cái không nay tôi gặp khó khăn trong tài chánh, tôi có y/c thi hành án ra quyết định cấp dưỡng như bản án đã có hiệu lực, nhưng hiện nay ông ấy qua quận X , bên gv gửi ủy thác qua cho quận X. Đã 1 năm rồi mà bên quận X lại không thực hiện cho tôi. Vậy thì tôi phải chờ đến bao lâu. xin tư vấn cho tôi. Xin cám ơn

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểu d khoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định như:

"d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác."

Theo đó, nếu được cơ quan thi hành án quận Gò Vấp uỷ quyền thì cơ quan thi hành án quận Tân Bình có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. Hết thời hạn này mà bên cơ quan thi hành án chưa ra quyết định thi hành án thì chị có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết trường hợp của mình.

4. Dịch vụ luật sư Luật Minh Gia cung cấp trong lĩnh vực dân sự

- Luật sư tư vấn và đại diện giải quyết các tranh chấp về dân sự

Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; Tranh chấp về hợp đồng dân sự; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; Tranh chấp về thừa kế tài sản; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Tranh chấp về quốc tịch; Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí và các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định. 

- Luật sư tư vấn và thực hiện các yêu cầu về dân sự gồm:

Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; Yêu cầu tuyên bố hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; Yêu cầu công nhận hoặc không nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự của Toà án nước ngoài và Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo