Luật sư Trần Khánh Thương

Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

 
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 58/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu t chức ca Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận ti ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành công an, quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe ô tô tải, xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng là loại xe ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211: 2003, TCVN 7271: 2003.
2. Máy kéo là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng.
3. Máy kéo nhỏ là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng).
4. Trọng tải thiết kế của xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của xe ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.
5. Trọng tải của xe ô tô tải để sử dụng tập lái được hiểu là trọng tải của xe ô tô theo thiết kế của nhà sản xuất.
6. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.
7. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
8. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.
9. Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên lớn nhất tại một thời điểm (theo ngày) mà cơ sở được phép đào tạo, được xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành).
10. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi quy định, ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau nhằm nhận diện một cá thể giấy phép lái xe.
Phần II
ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Chương I
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 4. Cơ sở đào tạo lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Thông tư này.
2. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải phù hợp quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe
Cơ sở đào tạo lái xe phải đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
1. Hệ thống phòng học chuyên môn
a) Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50 m2;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có đủ các phòng học chuyên môn, bao gồm: Pháp luật giao thông đường bộ, cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe và Văn hóa giao thông (có thể xếp chung với phòng học Nghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung, phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa; cơ sở đào tạo lái xe mô tô hạng A3, A4 có thể dùng chung các phòng học chuyên môn;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;
c) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Pháp luật giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.
2. Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ
a) Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc đào tạo lái các hạng xe A3, A4 phải có phòng học Pháp luật giao thông đường bộ trên máy tính, bao gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính, cơ sở có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 20 máy tính, cơ sở có lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 30 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học và sát hạch lý thuyết do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao.
3. Phòng học cấu tạo và sửa chữa thông thường
a) Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện;
b) Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái.
4. Phòng học Kỹ thuật lái xe
a) Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...);
b) Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...);
c) Có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt).
5. Phòng học Nghiệp vụ vận tải
a) Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách;
b) Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng.
6. Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa
a) Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nền nhà không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt;
c) Có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa;
d) Có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;
đ) Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.
7. Phòng điều hành giảng dạy
Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.
8. Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên (có thể xếp chung với phòng điều hành giảng dạy)
Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết.
9. Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe
a) Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;
b) Có đủ sức khỏe theo quy định;
c) Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trừ trường hợp đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học sư phạm; cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật.
10. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và trình độ A về tin học trở lên;
b) Giáo viên dạy môn Pháp luật giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe ô tô; giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.
11. Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (trừ giáo viên đã được cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe);
b) Giáo viên dạy lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên;
c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Xe tập lái
a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;
b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E; đối với xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có xe số tự động thuộc sở hữu hoặc hợp đồng đáp ứng yêu cầu đào tạo, theo nội dung, chương trình quy định;
d) Cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và sát hạch lái xe ô tô có thể sử dụng xe ô tô sát hạch để dạy lái xe nhưng phải đảm bảo thời gian ôn luyện, bồi dưỡng học viên trước khi sát hạch và kế hoạch sát hạch của các Sở Giao thông vận tải; thời gian sử dụng xe ô tô sát hạch để dạy lái xe do Sở Giao thông vận tải quản lý trung tâm sát hạch xác nhận nhưng không quá 50% thời gian sử dụng xe ô tô sát hạch;
đ) Xe ô tô tải để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
e) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;
g) Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;
h) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
i) Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
k) Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
l) Xe mô tô ba bánh, máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
m) Có giấy phép xe tập lái do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l khoản này. Mẫu giấy phép xe tập lái quy định tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Sân tập lái xe
a) Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe. Nếu thuê sân tập lái phải có hợp đồng, thời hạn hợp đồng bằng hoặc dài hơn thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;
c) Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;
d) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;
đ) Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành.
14. Diện tích tối thiểu của sân tập lái
a) Đào tạo các hạng A1, A2
b) Đào tạo các hạng A1, A2, A3, A4
c) Đào tạo các hạng B1 và B2
d) Đào tạo đến hạng C
đ) Đào tạo đến các hạng D, E và F
:
:
:
:
:
700 m2;
1.000 m2;
8.000 m2;
10.000 m2;
14.000 m2;
15. Đường tập lái xe ô tô
Đường tập lái xe ô tô do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải quy định, phải có đủ các tình huống giao thông phù hợp với nội dung chương trình đào tạo như: đường bằng, đường hẹp, đường dốc, đường vòng, qua cầu, đường phố, thị xã, thị trấn. Tuyến đường tập lái (kể cả đường thuộc địa bàn tỉnh, thành phố khác) phải được ghi rõ trong giấy phép xe tập lái.
16. Xác định lưu lượng đào tạo lái xe ô tô
Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2. Số lượng học viên học thực hành tại một thời điểm không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái từng hạng của cơ sở đào tạo.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe
1. Tổ chức tuyển sinh theo hạng giấy phép lái xe được phép đào tạo bảo đảm các điều kiện đối với người học theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô.
3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe.
4. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.
5. Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.
6. Đăng ký kỳ sát hạch theo quy định.
7. Duy trì, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
8. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo.
9. Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe", học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu "Học viên tập lái xe". Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a và Phụ lục 5b ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.
11. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
12. Tuyển dụng, quản lý, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
13. Báo cáo đăng ký sát hạch
a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 7a, Phụ lục 7b, Phụ lục 7c và Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe ngay sau khai giảng đối với các hạng A3, A4; không quá 07 ngày sau khai giảng đối với các hạng B1, B2, D, E, F và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
c) Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo quy định; Trưởng Ban Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang.
Điều 7. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
1. Giáo trình giảng dạy lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
2. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
a) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sổ lên lớp; sổ giáo án lý thuyết; sổ giáo án thực hành; sổ cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.
3. Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng các loại sổ tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này.
4. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng sổ giáo án lý thuyết, sổ giáo án thực hành, danh sách học viên đăng ký sát hạch.
5. Thời gian lưu trữ hồ sơ
a) Không thời hạn đối với sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp chứng chỉ đào tạo;
b) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp và các tài liệu còn lại;
c) Việc hủy tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành.
Mục 2. NGƯỜI HỌC LÁI XE
Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 (số tự động) lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng C, D, E lên FC: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
đ) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Điều 9. Hình thức đào tạo
1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; đối với hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.
2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo.
Điều 10. Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
d) Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe).
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
Mục 3. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 11. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.
2. Xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe trình Bộ Giao thông vận tải ban hành; xây dựng chương trình đào tạo lái xe, biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo lái xe.
3. Kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý, đào tạo lái xe.
4. Ban hành giáo trình đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.
5. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô; cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý.
6. Ban hành nội dung, chương trình tập huấn; tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng nhận nâng cao giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1c ban hành kèm theo Thông tư này cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành lái xe trong cả nước.
7. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Thông tư này.
Điều 12. Sở Giao thông vận tải
1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên cơ sở quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.
3. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ đối với cơ sở đào tạo.
4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
5. Cấp giấy phép xe tập lái; tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.
6. Lưu trữ các tài liệu sau:
a) Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13c ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 13đ ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
Điều 13. Thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
1. Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy phép lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
đ) Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
e) 02 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu giấy chứng minh nhân dân;
g) Danh sách giáo viên đề nghị cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe.
2. Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 13b ban hành kèm theo Thông tư này; kiểm tra, tổ chức tập huấn. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả tập huấn, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục 13c ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe có thời hạn 05 năm. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe khi hết thời hạn thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp giáo viên dạy thực hành lái xe chuyển công tác đến cơ sở đào tạo lái xe mới, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam thu hồi và đổi giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo tên cơ sở đào tạo lái xe mới, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục 13c ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
Điều 14. Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái
1. Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi quản lý để xét duyệt, cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 13d ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xe tập lái gồm: bản sao giấy đăng ký xe, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn, bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực.
2. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn giấy phép xe tập lái tương ứng với thời gian được phép lưu hành của xe tập lái. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc cấp lại giấy phép xe tập lái khi hết hạn thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 15. Thủ tục cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;
b) Đề án xây dựng cơ sở đào tạo lái xe ô tô, trong đó phải có vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, lưu lượng đào tạo, số lượng giáo viên, số lượng phương tiện của cơ sở đào tạo;
c) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương để xây dựng cơ sở đào tạo.
2. Trình tự xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô như sau:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ nhu cầu đào tạo thực tế của địa phương và quy hoạch cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương gửi tổ chức, cá nhân. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Tổ chức, cá nhân được chấp thuận chủ trương tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao văn bản chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô của Sở Giao thông vận tải;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe còn thời hạn;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy đăng ký xe; bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn; bản sao giấy phép xe tập lái.
4. Sở Giao thông vận tải xem xét hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô và thực hiện như sau:
a) Trường hợp chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề ở địa phương tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15a ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 16. Thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô
1. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại khi hết hạn, điều chỉnh hạng xe đào tạo hoặc lưu lượng đào tạo.
2. Hồ sơ cấp lại khi hết hạn hoặc điều chỉnh hạng xe hoặc lưu lượng đào tạo
Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại các điểm a, d, đ khoản 3 Điều 15 của Thông tư này (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất).
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp cơ quan quản lý dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 15b ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
Điều 17. Thủ tục cấp mới giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4
1. Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản sao giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;
d) Bản sao giấy đăng ký xe của xe tập lái đối với các hạng A3, A4.
2. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 18. Thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4
1. Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 15 ngày, cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất);
c) Bản sao giấy đăng ký xe của xe tập lái đối với các hạng A3, A4 (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất).
2. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp lại giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 19. Giấy phép đào tạo lái xe
1. Giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 17a và Phụ lục 17b ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe là 05 năm, kể từ ngày cấp.
Chương II
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 20. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng A1
b) Hạng A2
c) Hạng A3, A4
: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02);
: 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12);
: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).
2. Các môn kiểm tra
a) Pháp luật giao thông đường bộ đối với các hạng A2, A3, A4;
b) Thực hành lái xe đối với các hạng A3, A4.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng A1 Hạng A2 Hạng A3, A4
1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 8 16 28
2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ - - 4
3 Nghiệp vụ vận tải giờ - - 4
4 Kỹ thuật lái xe giờ 2 4 4
5 Thực hành lái xe giờ 2 12 40
Số giờ học thực hành lái xe/học viên giờ 2 12 8
Số km thực hành lái xe/học viên km - - 60
Số học viên/1 xe tập lái học viên - - 5
6 Số giờ/học viên/khóa đào tạo giờ 12 32 48
7 Tổng số giờ một khóa đào tạo giờ 12 32 80
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1 Số ngày thực học ngày 2 4 10
2 Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng ngày - - 1
3 Cộng số ngày/khóa học ngày 2 4 11
Điều 21. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1:
- Xe số tự động:           476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B1, B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Bài viết nổi bật
SỐ TT