Luật sư Vũ Đức Thịnh

Thông tư 36/2012/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

Thông tư của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 13 tháng 09 năm 2012. Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

BỘ GIAO THÔNG
VẬN TẢI
-----------------

Số: 36/2012/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2012
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
 
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì, cải tạo, nâng cấp đường thủy nội địa; thiết kế xây dựng các công trình có liên quan và tổ chức khai thác vận tải đường thủy nội địa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường thủy nội địa đặc biệt là đường thủy nội địa có cấp kỹ thuật trên cấp I.
2. Kích thước đường thủy nội địa là chiều sâu, chiều rộng, bán kính cong của luồng chạy tàu tương ứng với mỗi cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa.
Điều 4. Nguyên tắc xác định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa
1. Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5664:2009 Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Ccông nghệ.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam.
3. Hiện trạng luồng chạy tàu của đường thủy nội địa.
4. Kích thước đường thủy nội địa theo 7 cấp kỹ thuật được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
Điều 5. Cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia
1. Cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia được quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
2. Hàng năm Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cập nhật cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia trình Bộ Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh, bổ sung.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ vào Điều 4 của Thông tư này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể cấp kỹ thuật của các tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
 
Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Sở Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHTGT.
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng
 

PHỤ LỤC I
KÍCH THƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THEO CẤP KỸ THUẬT
(Kèm theo Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Cấp Kích thước đường thủy Kích thước âu nhỏ nhất Cầu Chiều cao tĩnh không Chiều sâu đặt dây cáp/đường ống
Sông Kênh Bán kính cong (m) Chiều dài Chiều rộng Độ sâu ngưỡng Khẩu độ khoang thông thuyền Cầu Đường  dây điện
Sâu(m) Rộng(m) Sâu(m) Rộng(m) Kênh Sông Sông, kênh
Đặc biệt Tùy thuộc vào tàu thiết kế Tùy thuộc vào tàu thiết kế Tùy thuộc vào tàu thiết kế
Miền Bắc, miền Trung                        
I >4,0 >90 >4,5 >75 >600 145,0 12,5 3,8 >70 >85 11 12+DH 2,0
II >3,2 >50 >3,5 >40 >500 145,0 12,5 3,4 >40 >50 9,5 12+DH 2,0
III >2,8 >40 >3,0 >30 >350 120,0 10,5 3,3 >30 >40 7 12+DH 1,5
IV >2,3 >30 >2,5 >25 >150 85,0 10,0 2,2 >25 >30 6 (5) 7+DH 1,5
V >1,8 >20 >2,0 >15 >100 26,0 6,0 1,8 >15 >20 4 (3,5) 7+DH 1,5
VI >1,0 >2 >1,0 >10 >60 13,0 4,0 1,3 >10 >10 3 (2,5) 7+DH 1,5
Miền Nam                      
I >4,0 >125 >4,5 >80 >550 100,0 12,5 3,8 >75 >120 11 12+DH 2,0
II >3,5 >65 >3,5 >50 >500 100,0 12,5 3,5 >50 >60 9,5 12+DH 2,0
III >2,8 >50 >3,0 >35 >350 95,0 10,5 3,4 >30 >50 7 (6) 12+DH 1,5
IV >2,6 >35 >2,8 >25 >100 75,0 9,5 2,7 >25 >30 6 (5) 7+DH 1,5
V >2,1 >25 >2,2 >15 >80 18,0 5,5 1,9 >15 >25 4 (3,5) 7+DH 1,5
VI 1,3 >14 >1,3 >10 >70 12,0 4,0 1,3 >10 >13 3 (2,5) 7+DH 1,5
 
Ghi chú: Kích thước công trình vượt sông của đường thủy nội địa quốc gia cấp đặc biệt trên sông Tiền, sông Hậu được tính toán cho tàu 10.000 tấn; các đường thủy nội địa cấp đặc biệt còn lại (kể cả đường thủy nội địa cấp đặc biệt trên nhánh phụ sông Tiền, sông Hậu) được tính cho đoàn sà lan 4x600 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải trên 1.000 tấn
 
PHỤ LỤC II
CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia trên sông, kênh, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh
STT Tên đường thủy nội địa Phạm vi Chiều dài (km) Cấp kỹ thuật
Hiện trạng Quy hoạch đến 2020
I Miền Bắc        
1 Sông Hồng Từ phao số 0 Ba Lạt đến cảng Hà Nội 178,5 I I
Từ cảng Hà Nội đến ngã ba Việt Trì cũ 74,5 II II
Từ Việt Trì đến Yên Bái 125 III III
Từ Yên Bái đến ngã ba Nậm Thi 166 IV III
2 Sông Đà Từ ngã ba Hồng Đà đến hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình 58 III III
3 Hồ Hòa Bình Từ thượng lưu đập thủy điện Hòa Bình đến cảng Tạ Hộc 165 I  
Từ cảng Tạ Hộc đến Tạ Bú 38 III  
4 Sông Lô Từ ngã ba Việt Trì cũ đến cảng Việt Trì 1 II  
Từ cảng Việt Trì đến cảng Tuyên Quang 105 III III
Từ cảng Tuyên Quang đến ngã ba Lô-Gâm 9 IV IV
5 Sông Gâm Từ ngã ba Lô-Gâm đến Chiêm Hoá 36,0 IV  
6 Hồ Thác Bà Từ cảng Hương Lý đến Cẩm Nhân 42 I  
Từ cảng Hương Lý đến đập Thác Bà 8 I  
7 Sông Đuống Từ ngã ba Mỹ Lộc đến ngã ba Cửa Dâu 68 II II
8 Sông Luộc Từ Quý Cao đến ngã ba Cửa Luộc 72 II lI
9 Sông Đáy Từ phao số 0 cửa Đáy đến Ninh Bình 72 I I
Từ Ninh Bình đến Phủ Lý 43 III  
Từ Phủ Lý đến cảng Vân Đình 48 IV  
10 Sông Hoàng Long Từ ngã ba Gián Khẩu đến cầu Nho Quan 28,0 IV  
11 Sông Đào Nam Định Từ ngã ba Độc Bộ đến ngã ba Hưng Long 33,5 II  
12 Sông Ninh Cơ Từ chân cầu Châu Thịnh về phía hạ lưu đến ngã ba Mom Rô 47 I I
13 Kênh Quần Liêu Từ ngã ba sông Ninh Cơ đến ngã ba sông Đáy 3,5 III  
14 Sông Vạc Từ ngã ba Kim Đài đến ngã ba sông Vân 28,5 III  
15 Kênh Yên Mô Từ ngã ba Chính Đại đến ngã ba Đức Hậu 14,0 III  
16 Sông Thái Bình Từ cửa Thái Bình đến ngã ba Kênh Khê-Thái Bình 33,0 III  
Từ ngã ba Kênh Khê-Thái Bình đến Quý Cao 3,0 II II
Từ ngã ba Mía đến ngã ba Nấu Khê 57,0 III  
Từ ngã ba Nấu Khê đến ngã ba Lác 7,0 II II
17 Sông Cầu Từ ngã ba Lác đến ngã ba sông Cầu-Công 83,0 III III
Từ ngã ba sông Cầu-Công đến Hà Châu 21,0 IV  
18 Sông Lục Nam Từ ngã ba Nhãn đến Chũ 56,0 III  
19 Sông Thương Từ ngã ba Lác đến Bố Hạ 62,0 III III
20 Sông Công Từ ngã ba cầu Công đến cầu đường bộ Đa Phúc 5,0 III III
Từ cầu đường bộ Đa Phúc đến Cải Đan 14,0 IV  
21 Sông Kinh Thầy Từ ngã ba Trại Sơn đến ngã ba Nấu Khê 44,5 II II
22 Sông Kinh Môn Từ ngã ba Nống đến ngã ba Kèo 45,0 III  
23 Sông Kênh Khê Từ ngã ba Thái Bình đến ngã ba Văn Úc 3,0 II II
24 Sông Lai Vu Từ ngã ba cửa Dưa đến ngã ba Vũ Xả 26,0 III  
25 Sông Mạo Khê Từ ngã ba Bến Đụn đến ngã ba Bến Triều 18,0 III  
26 Sông Cầu Xe Từ ngã ba Mía đến âu Cầu Xe 3,0 III  
27 Sông Gùa Từ ngã ba Cửa Dưa đến ngã Mũi Gươm 4,0 III  
28 Sông Mía Từ ngã ba Văn Úc đến ngã ba Thái Bình 3,0 III  
29 Sông Hoá Từ cửa Ba Giai đến ngã ba Ninh Giang 36,5 IV  
30 Sông Trà Lý Từ cửa Trà Lý đến thành phố Thái Bình 42,0 II  
Từ thành phố Thái Bình đến ngã ba Phạm Lỗ 28,0 III  
31 Sông Cấm Từ hạ lưu cầu Kiền 200m đến ngã ba Nống 7,5 I  
32 Sông Đá Bạch Từ ngã ba sông Giá- sông Bạch Đằng đến ngã ba Đụn 22,3 II II
33 Kênh Cái Tráp Từ đầu kênh phía luồng Lạch Huyện đến đầu kênh phía luồng Bạch Đằng 4,5 II  
34 Sông Đào Hạ Lý Từ ngã ba Xi Măng đến ngã ba Niệm 3,0 III III
35 Sông Hàn Từ ngã ba Nống đến ngã ba Trại Sơn 8,5 II II
36 Sông Lạch Tray Từ cửa Lạch Tray đến cầu Rào 9,0 II II
Từ cầu Rào đến ngã ba Kênh Đồng 40,0 III II
37 Sông Phi Liệt Từ ngã ba Đụn đến ngã ba Trại Sơn 8,0 II II
38 Sông Ruột Lợn Từ ngã ba Đông Vàng Chấu đến ngã ba Tây Vàng Chấu 7,0 III II
39 Sông Văn Úc Từ cửa Văn Úc đến ngã ba Cửa Dưa 57,0 II II
40 Sông Uông Từ ngã ba Điền Công đến ngã ba cầu đường bộ 1 14,0 IV  
41 Luồng Ba Mom Từ đèn Quả Xoài đến hòn Vụng Dại 15,0 I II
42 Luồng Bãi Tử Long Từ hòn Một đến hòn Đũa 13,5 II  
43 Luồng Bài Thơ Từ núi Bài Thơ đến hòn Đầu Mối 7,0 II  
44 Lạch Bãi Bèo Từ hòn ngang Cửa Đông đến hòn Vảy Rồng 7,0 II  
45 Vịnh Cát Bà Từ cảng Cát Bà đến hòn Vảy Rồng 2,0 II  
46 Lạch Cái Bầu - Cửa Mô Từ hòn Buộm đến Cửa Mô 48,0 I  
47 Nhánh Từ Vạ Ráy Ngoài-Giuộc Giữa đến Bìa Đông 12,0 I  
48 Luồng Cửa Mô-Sậu Đông Từ Cửa Mô đến Sậu Đông 10,0 I  
49 Sông Chanh Từ hạ lưu cầu Mới 200m đến ngã ba sông Chanh- Bạch Đằng 6,0 II II
50 Luồng Hòn Đũa-Cửa Đối Từ hòn Đũa đến Cửa Đối 46,6 II  
51 Luồng Hòn Gai Từ hòn Tôm đến hòn Đũa 16,0 I II
52 Lạch Ngăn Từ Ghềnh Đầu Phướn đến hòn Một 16,0 II  
53 Lạch Đầu Xuôi Từ hòn Mười Nam đến hòn Sãi Cóc 9,0 II  
54 Lạch Cửa Vạn Từ hòn Sãi Cóc đến cửa Tùng Gấu 4,5 II  
55 Lạch Tùng Gấu-Cửa Đông Từ cửa Tùng Gấu đến Cửa Đông 8,0 II  
56 Lạch Giải Từ hòn Một đến hòn Sãi Cóc 6,0 II  
57 Lạch Sâu Từ hòn Vụng Dại đến hòn Một 11,5 II  
58 Lạch Buộm Từ hòn Đũa đến hòn Buộm 11,0 I  
59 Móng Cái-Cửa Mô Từ Cửa Mô đến Vạn Tâm 48,0 I  
60 Sóng Móng Cái Từ Vạn Tâm đến thị xã Móng Cái 17,0 III  
61 Luồng Vân Đồn-Cửa Đối Từ cảng Cái Rồng đến Cửa Đối 37,0 II  
62 Luồng Vịnh Hạ Long Hòn Vụng Dại đến bến khách Hòn Gai 9,5 I II
63 Sông Tiên Yên Từ cửa Mô đến Mũi Chùa 21,0 II  
Từ Mũi Chùa đến thị trấn Tiên Yên 10,0 III  
64 Luồng Tài Xá-Mũi Chùa Từ Tài Xá đến hòn Gạc Lớn 10,0 II  
Từ hòn Gạc Lớn đến Mũi Chùa 21,5 III  
65 Luồng Vũng Đục Từ hòn Buộ

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Bài viết nổi bật