Luật sư Việt Dũng

Ủy quyền cho công đoàn quản lý quỹ lương của người lao động được không?

Luật sư giải đáp thắc mắc của khách hàng về hợp đồng ủy quyền cho Công đoàn doanh nghiệp thực hiện công việc quản lý quỹ lương và phạm vi điều chỉnh của thỏa ước lao động tập thể. Nội dung tư vấn như sau:

Kính gửi Luật sư: Câu hỏi là: Công ty em là công ty nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Nên việc tính lương là theo quỹ lương. Tới thời điểm 31/12/2017 quỹ lương còn dư số khá lớn (số tiền này là của người lao động chỉ là chưa có chi tiền ra cho người lao động thôi ạ). Ban lãnh đạo công ty ra chủ trương (em không muốn nói là ép) thay vì chi trả lương bổ sung 2017 cho người lao động từ quỹ lương còn này, họ đưa ra kế hoạch là lấy toàn bộ tiền quỹ này để thành lập 1 quỹ đầu tư và ủy thác cho Công đoàn công ty quản lý để mua cổ phiếu công ty (mua số cổ phiếu này để lấy quyền biểu quyết cho họ để thực hiện lợi ích cho nhóm họ, mà danh nghĩa là “vì quyền lợi người lao động”). Họ ép người lao động thông qua thỏa ước lao động tập thể có quy định người lao động nhận lại số tiền được chia từ quỹ lương trên: “sau khi nghỉ việc 36 tháng mới được nhận lại”. Đồng thời ép người lao động ký Giấy ủy quyền (người lao động ủy quyền cho công đoàn toàn quyền sử dụng số tiền trên để mua bán cổ phiếu mà không kiến nghị khiếu nại gì”. Trong ủy quyền có nói nếu “người lao động nghỉ việc, để nhận lại số tiền thì thực hiện theo thỏa ước lao động và các quy định khác liên quan của công ty”. Luật sư biết đó, Công nhận trực tiếp sản xuất đã khổ lắm rồi nay còn khổ hơn khi bị chiếm dụng khoản tiền mà họ xứng đáng được hưởng (công ty em sản xuất trong lĩnh vực hóa chất độc hại nữa).

Cho em hỏi một số thắc mắc: 

1.Theo em được biết Luật dân sự có nói tới “đơn phương chấm dứt ủy quyền” (Theo Khoản 4, Điều 562  Bộ Luật dân sự 2015). Như vậy, nếu sau khi nghỉ việc thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt ủy quyền và đòi lại số tiền của mình đúng không ạ?

2.Trong giấy ủy quyền nói “người lao động nghỉ việc, để nhận lại số tiền thì thực hiện theo thỏa ước lao động và các quy định khác liên quan của công ty”. Em thắc mắc là thỏa ước và quy định của công ty không phải là luật, nó chỉ là quy định nội bộ đơn vị thì sau khi nghỉ việc người lao động sẽ không còn chịu sự điều chỉnh của quy định này nữa đúng không ạ?  Luật sư có thể dẫn luật ra và cho người lao động bên em câu trả lời không ạ?  Em rất mong được sự phản hồi từ Luật sư và chân thành cảm ơn! ​Chân thành cảm ơn!​--

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, quy định về hợp đồng ủy quyền:

 

Căn cứ theo quy định tại điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng ủy quyền. Cụ thể:

 

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

 

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

Đồng thời tại điều 569 Bộ luật dân sự năm 2015 bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt ủy quyền. Theo đó:

 

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

 

1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

 

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

 

2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có

 

Như vậy nếu giữa người lao động và Công đoàn có thỏa thuận ủy quyền thì căn cứ theo quy định trên bạn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền phải đảm bảo thời gian báo trước một khoảng thời gian hợp lý.

 

Thứ hai, liên quan đến việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể:

 

Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể

 

1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

 

Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

 

2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

 

 Việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động . Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thoả ước lao động tập thể, thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thoả ước và hai bên phải cùng nhau xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

 

Khi chấm dứt quan hệ lao động bạn không còn là người lao động tại doanh nghiệp bạn không phải thực hiện thỏa ước lao động tại đơn vị này. Ngoài ra khi chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 7 ngày làm việc người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán các khoản liên quan đến quyền lợi của các bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài 30 ngày (điều 47 BLLĐ năm 2012). Do đó trên thỏa ước lao động có những quy định liên quan đến lợi ích của người lao động khi chấm dứt HĐLĐ thì thực hiện thanh toán theo quy định trên. 

 

Trân trọng!

CV tư vấn : Hà Tuyền - Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo