Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn việc áp dụng chế độ lương và xử lý vi phạm hành chính với người SDLĐ

Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào anh (chị) mong anh (chị) tư vấn giúp tôi trong trường hợp sau với ạ. Hiện tại tôi đang công tác trong một trường thuộc khối ngành sư phạm nằm trong đại học vùng, qua quá trình tiếp cận công việc, tôi nhận thấy một thưc trạng về chế độ hợp đồng lao động tại trường như sau:

 

Trường đang tồn tại 02 hình thức hợp đồng lao động:

1. Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/CP (số hợp đồng này do Giám đốc Đại học chủ quản ký trực tiếp với người lao động)

2. Hợp đồng lao động do Hiệu trưởng trường ký trực tiếp với người lao động

 

Đối với các đối tượng thuộc diện thứ 2 ở trường tôi đang áp dụng tôi phát hiện có sai sót:

Thứ nhất, không ký hợp đồng không thời hạn với những đối tượng đã ký 2 lần hợp đồng có thời hạn

Thứ 2, những trường hợp hợp đồng này đang được áp dụng chế độ lương như viên chức, nghĩa là thời gian nâng bậc, lên bậc như viên chức bình thường (3 năm/1 lần với trình độ đại học...) 

Theo tôi hiểu hợp đồng lao động thì tiền lương tiền công dựa trên sự thoả thuận vậy việc áp dụng lương như vậy có đúng không?

Tôi được giao nhiệm vụ rà soát và tư vấn lại chế độ hợp đồng cho đúng pháp luật, về thời gian tôi đã tư vấn theo đúng luật lao động nhưng còn chế độ lương tôi đang vướng mắc chưa biết tư vấn như nào mong anh (chị) giúp đỡ.

Nếu có văn bản gì có thể áp dụng với những trường hợp ở trên mong anh (chị) cung cấp cho tôi để tham khảo

 

Trân trọng cảm ơn! Thân gửi!

 

Tư vấn việc áp dụng chế độ lương và xử lý vi phạm hành chính với người SDLĐ

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, đối với sai sót không ký hợp đồng không thời hạn với những đối tượng đã ký 2 lần hợp đồng có thời hạn. Bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội…

Cụ thể theo quy định tại Điều 5 Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:

“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Thứ hai, về việc áp dụng chế độ lương như viên chức đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Về bản chất hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc được xác lập là để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật không có quy định cấm việc áp dụng chế độ lương của hợp đồng làm việc cho hợp đồng làm việc. Bởi vậy, người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ lương của hợp đồng làm việc cho hợp đồng lao động sao cho mức lương được áp dụng không được thấp hơn mức lương tối thiểu, phù hợp với sức lao động mà người lao động bỏ ra đồng thời việc áp dụng chế độ lương này phải  có sự đồng ý của người lao động.

Về vấn đề này bạn có thể tham khảo một số văn bản như:

Luật Viên chức năm 2010;

Thông tư số 15/2012/TT-BNV Hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức

 

Trân trọng !

Luật Gia: Nguyễn Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo