Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc

Câu hỏi: Luật sư cho hỏi: Năm 2016 Ông nội tôi mất, không để lại di chúc. ông nội tôi có 5 người con. Tuy nhiên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đúng tên bố tôi. Năm 2017, Bố tôi mất, không để lại di chúc, bố tôi 2 người con. Bà Nội tôi vẫn còn sống. Sau khi bố tôi mất, chúng tôi để làm thỏa thuận phân chia tài sản đê lại cho anh trai tôi thừa kế toàn bộ. Hỏi theo pháp luật tài sản thừa kế mảnh đất sẽ phân chia như thế nào?

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin cung cấp thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố bạn, do đó quyền sử dụng đất được xác định là tài sản của bố bạn. Tuy nhiên, bạn không cung cấp rõ thông tin nguồn gốc đất và việc bố bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua hình thức nào (được công nhận hay được ông nội tặng cho...) để xác định đây là tài sản chung hay tài sản riêng của bố mẹ bạn.
 
- Trường hợp đây là tài sản riêng của bố bạn (được tặng cho, thừa kế riêng, hình thành trước thời kỳ hôn nhân...): Khi đó toàn bộ quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế của bố bạn để lại. Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của bố mẹ bạn, thì khi bố bạn mất chỉ có 1/2 tài sản là di sản thừa kế của bố bạn, 1/2 còn lại là tài sản của mẹ bạn, khi đó các đồng thừa kế chỉ được chia thừa kế phần di sản của bố bạn (1/2 khối tài sản chung).
 
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:


"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"

 

Khi đó, di sản thừa kế của bố bạn sẽ chia đều cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, bao gồm: Bà nội, mẹ bạn và các anh chị em bạn.

Trường hợp gia đình có sự đồng thuận để lại toàn bộ di sản cho anh trai bạn thì có thể làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế để định đoạt phần di sản này.

 

--------------------

Câu hỏi thứ 2 - Quy định về quyền mở lối đi qua đối với tài sản thuộc sở hữu chung

 

Chào Anh ( Chị) bên Công ty Luật Minh Gia. Anh Chị có thể tư vấn giúp em vấn đề này được không ạ! Hiện tại những hộ dân bên hẽm chúng em bị kiện về một trường hợp như thế này ạ.Hẽm chúng em ở hiện tại là hẽm tự phát ( hẽm cụt) khi chúng em mua đất thì chủ đất có chừa cho chúng em 2 mét đất làm lối đi chung cho 15 hộ dân mua đất. Còn 1 mét là tất cả 15 hộ dân đều bỏ ra 1 mét để hẽm đủ 3m làm đường bê tông hóa nông thôn.Tất cả 15 hộ dân đều ở trên một mảnh đất phía bên trái trái. Trong giấy tờ sở hữu thì ghi phía nam giáp với mặt tiền đường phía đông giá với đất ông sử, phía tây giáp với đất bà N. Phía bắc giáp với đất ông  L.Nhưng hiện tại đất ông sử muốn chia lô bán mảnh đất rộng gần 1000 mét là chỉ bỏ ra 1 mét đất để được đi chung con hẽm 3 mét của 15 hộ dân chúng em.Nhưng 15 hộ dân chúng em thì yêu cầu Ông S phải bỏ ra 2 mét thì chúng em mới cho đi chung con hẽm. Nên Ông S đã gửi đơn đề nghị lên Ủy ban nhân dân phường và phường xử là ông S bỏ ra 1 mét và chúng em phải cho ông S đi chung trên con hẽm thành hẽm 4 mét.Theo Anh Chị như vậy thì chúng em có làm sai luật không và nếu trong luật quy định thì như thế nào ? Anh Chị có thể trả lời giúp em với được không ạ?Em cảm ơn Công ty Luật Minh Gia nhiều ạ!

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự qua bài viết cụ thể sau đây:

 

>> Quyền về lối đi qua đối với bất động sản

 

Trong trường hợp này cần xác định về diện tích lối đi chung có thuộc sở hữu chung của 15 hộ dân hay không? Nếu thuộc sở hữu của 15 hộ dân đó thì khi  đi qua phải có sự đồng ý của 15 hộ dân, tuy nhiên nếu như hộ gia đình này ngoài chỗ ở này không còn chỗ ở nào khác thì có quyền yêu cầu được đi phần lối đi đó và phải chịu những chi phí cho 15 hộ dân để được đi phần lối đi này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo