Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đất chưa có sổ đỏ chia thừa kế thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi có người chú sinh được bốn người con 3 trai 1 gái . Vợ chồng chú tôi mât từ chục năm ,khi mất ông bà không để lại di chúc . Tài sản chỉ có mỗi miếng đât ở quê chừng 200 m2 .miếng đât lại của ông bà nội để lại cho chú thím nên không có sổ đỏ .Hiện miếng đât chú ut đang ở .

Các em tôi đã lập gia đình và có cơ ngơi riêng nên có nguyện vọng giành toàn bộ phần thừa kế cho chú em út ở trông nom thờ cúng sau này . Xin luật sư cho biêt chúng tôi cần tiến hành ra sao và cần các thủ tục giấy tờ gì để chú ut được toàn quyền sử dụng miếng đât này xin cám ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây: 

 

=> Cách chia di sản thừa kế khi không có di chúc

 

Theo thông tin anh cung cấp thì có thể hiểu nguồn gốc đất là của ông bà nội. Khi ông bà nội mất không để lại di chúc, mảnh đất do vợ chồng người chú trực tiếp quản lý và sử dụng. Sau đó, vợ chồng người chú này cũng đã mất nhiều năm và hiện tại mảnh đất do người chú út quản lý và sử dụng. Trường hợp này có thể xác định mảnh đất là di sản thừa kế do ông bà nội để lại, theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì "a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

 

Như vậy, khi ông bà nội mất thì mảnh đất sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà (bao gồm tất cả các người con). Do trường hợp của gia đình anh, vợ chồng người chú đã mất, do đó các con của người chú sẽ được nhận phần di sản mà người cha được hưởng.

 

Trường hợp các đồng thừa kế đã thỏa thuận được về việc phân chia di sản thừa kế thì có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Các đồng thừa kế có thể thỏa thuận về việc tặng cho phần di sản của mình cho người chú út quản lý và sử dụng.

 

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế anh tham khảo bài viết chúng tôi đã tư vấn tương tự sau đây:

 

=> Thủ tục công chứng khai nhận di sản thừa kế không có di chúc

 

--------------------

Câu hỏi thứ 2 - Người thừa kế tự ý sang tên quyền sử dụng đất là di sản thừa kế giải quyết thế nào?

 

Xin kính chào đoàn luật sư cho tôi được hỏi luật sư như sau:Gia đình tôi có 6 chị em, bố mẹ tôi đẫ qua đời từ lâu, nay các chị em tôi đã xây dựng gia đình và ở riêng, đất bố mẹ tôi để lại hiện tại gia đình anh trai tôi đang sinh sống và ở trên đất đó, khi bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc, tự anh trai tôi đã làm sỏ đỏ đứng tên anh tôi từ lâu, mà các chị em trong gia đình tôi không được biết.. vưa qua các anh chị em tôi (Gồm các con ruột của bố mẹ tôi, không có dâu, rể) họp và thống nhất chia mảnh đất thành 7 phần mói người con đẻ của bố mẹ tôi 1 phần, còn anh trai tôi thờ cúng bố mẹ tôi nên được 2 phần, các anh chị em ruột nhất trí 100%. nhưng khi biết tin, chị dâu tôi không đồng ý với cách chia mà anh chị em ruột tôi đẫ thống nhất, chị dâu tôi cho rằng: đất đó đứng tên sổ đỏ là chồng chị nên không chia cho ai, và chị dâu tôi về làm dâu lâu rồi nen cũng phải được chia . Xin luật sư tư vấn cụ thể giúp gia đình tôi ạ. xin cám ơn.

 

Tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp thì bố mẹ của anh/chị chết không để lại di chúc, nên toàn bộ phần di sản thừa kế của bố mẹ anh/chị để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015). Theo đó, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Điều 651 BLDS 2015).

 

Như vậy, di sản mà bố mẹ anh/chị để lại sẽ là tài sản chung của những người thừa kế, do đó, việc anh trai của anh/chị tự ý sang tên quyền sử dụng đất đối với toàn bộ phần đất bố mẹ để lại là không hợp pháp nên anh/chị có quyền yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp đó theo điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013:

 

"Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

...

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

...

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

..."

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo