Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Có công chăm sóc trước khi mất có được hưởng di sản thừa kế?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Em chào luật sư.Anh có thể cho em hỏi một vấn đề liên quan tới luật tranh chấp đất đai được không ạ. Việc là thế này. Ông em có một miếng đất. Cách đây hơn mười năm bố em tới ở và chăm sóc cho ông em.cho đến khi ông mất năm 2014. mà miếng đất đó vẫn đứng tên ông em.và không ai tranh chấp miếng đất đó.nên bố e có được đứng tên miếng đất này hay không.và thủ tục kê khai để bố em đứng tên miếng đất đó như thế nào ạ.

Điều quan trọng là giấy báo tử của ông em.không biết thất lạc ở đâu rồi.giờ làm lại có cần giấy tờ gì không ạ.và có cần tât cả con cái của ông phải kí tên để giúp bố em đứng tên không ạ.và tất cả mọi người đồng ý để bố em đứng tên cái nhà đó là của riêng.điều đáng nói ở đây có 2 đứa con út của ông hiện đã tách hộ khẩu đi vào bình dương sống lâu rồi.thế có cần mấy người đó về nhà kí tên xác nhận là không tranh chấp không ạ.nếu không cần bố em có thể gửi hồ sơ như thế nào để chú em kí và pháp luật đồng ý không ạ.em rất mong được luật sư giải đáp gấp ạ.cảm ơn luật sư rất nhiều ạ.


Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 

Theo quy định thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

"a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

 
Trong trường hợp ông bà mất thì quyền hưởng di sản thừa kế thuộc về những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, khi gia đình có công sức chăm sóc ba mẹ thì sẽ đươc hưởng thêm phần giá trị trong phần di sản mà ba mẹ để lại nên nếu không có sự đồng ý của các hàng thừa kế còn lại sẽ không có căn cứ để ba được hưởng toàn bộ phần di sản này. Chô nên, gia đình cần làm thủ tục khai nhận phân chia di sản của ông bà để lại theo thủ tục tại bài viết nêu trên.

 

-------------------

Câu hỏi thứ 2 - Thừa kế quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

 

Tôi đọc Quý cty trả lời khách hàng như sau:Nội dung đề nghị tư vấn: Bà tôi đang đứng tên sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, trong hộ có cha tôi, mẹ tôi, anh tôi và tôi. Bà tôi mất cách đây 3 năm. Cha tôi mất đã 2 năm, sau khi cha tôi mất, các bác tôi lấy lại đất sử dụng. Vậy các bác tôi làm vậy có đúng không. Hiện tại mẹ tôi đang là chủ hộ. nếu nộp đơn ra tòa án nhân dân. tôi có quyền nộp đơn đứng ra khởi kiện không, hay mẹ tôi là chủ hộ mới có quyền nộp đơn. mong được sự hỗ trợ. Xin Cảm ơn! Bài viết cùng chủ đề Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: - Thứ nhất, về hành vi lấy lại đất của bác bạn Căn cứ điều 108 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.” Như vậy, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Tại Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình: “1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận. 2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.” Theo thông tin bạn cung cấp, bà bạn đang đứng tên trên sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, trong Hộ gia đình bạn bao gồm: Bố mẹ bạn, anh trai bạn và bạn. Như vậy, bác bạn không có tên trong hộ gia đình nên bác bạn sẽ không có quyền gì đối với phần diện tích đất đó. Tôi thắc mắc là : trong hộ khẩu có bà, bà chết ko di chúc thì các Bác có quyền hưởng thừa kế của bà. Vậy đúng ko ạ? Quý cty nói các bác ko có tên nên ko có quyền. vậy tôi hiểu ntn? Kính mong Quý cty giải đáp vì nhà tôi cũng tương tự mà chưa gq.

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Với nội dung tư vấn trên, Công ty Luật Minh Gia tư vấn về quyền của bác đối với tài sản chung của hộ gia đình, vì bác không có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tại thời điểm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất. Chứ không đề cập đến việc bác có quyền hưởng thừa kế của bà hay không.

 

Trường hợp bà mất mà không để lại di chúc thì bác là con nên sẽ được hưởng 1 suất thừa kế của bà. Do đó, ít nhiều bác cũng sẽ có phần quyền trong thửa đất đó.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo