LS Hồng Nhung

Trường hợp đổi họ và chuyển khẩu cho con riêng của vợ

Con riêng có được đổi sang họ cha dượng không? Có được nhập hộ khẩu vào hộ khẩu cha dượng hay không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn: chào công ty luật Minh Gia. Cuối năm 2017, tôi có quen với một phụ nữ, có chồng và đã chia tay khoảng 3 năm, không có đăng ký kết hôn, nhưng hộ khẩu đã nhập vào nhà bên chồng cô ta, và có 2 con chung.

Nay chúng tôi quyết định về sống cùng nhau, vậy tôi cần làm gì để được hợp thức hóa pháp luật

Tôi muốn đổi họ một đứa con của cô ta đang sống cùng chúng tôi, theo họ của tôi

Chuyển khẩu của 2 mẹ con cô ta về hộ khẩu của tôi có được không? Vì chồng cô ta bắt một đứa

Nếu trường hợp bên chồng cũ cô ta không cung cấp giấy tờ hộ khẩu, thì tôi cần làm gì để được hợp thức hóa pháp luật, xin vui lòng tư vấn cho tôi?

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

- Thủ tục đăng ký kết hôn.

 

Căn cứ dựa trên thông tin cung cấp thì trong trường hợp bạn muốn hợp thức quan hệ giữa hai người sẽ phải tiến hành đăng ký kết hôn theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014: Cụ thể:

 

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

 

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

 

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

 

Trường hợp bạn muốn thay đổi họ đối với con riêng của vợ thì chỉ có thể thay đổi được khi bạn làm thủ tục nhận con nuôi hợp pháp. Theo đó, bạn sẽ có quyền thay đổi họ của con nuôi theo điểm b Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015:

 

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

...

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

...”

Tuy nhiên, khi tiến hành thay đổi họ tên cho đứa trẻ, bắt buộc sẽ phải có sự đồng ý của cha mẹ đứa trẻ đó theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP:

 

"1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý chủa cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong tườ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó". 

 

Liên quan tới việc chuyển hộ khẩu.

 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013:

 

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

 

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

 

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

 

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."

 

Và đồng thời, bạn phải thể hiện rõ bằng văn bản rằng bạn đồng ý cho hai mẹ con cô ấy nhập vào hộ khẩu bạn theo Khoản 2 Điều 26 Luật cư trú: 

 

"2. Người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó."

 

Theo đó, do đứa trẻ là người chưa thành niên, chưa có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự nên việc tách đứa trẻ ra khỏi hộ khẩu ban đầu bắt buộc sẽ phải có sự đồng ý của chủ hộ. Trong trường hợp chủ hộ không đồng ý cho phép tách khẩu thì cũng không có quy định của pháp luật về việc buộc người đó phải đồng ý. Vì vậy, nếu bố đứa trẻ không đồng ý, bạn chỉ có thể yêu cầu chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an tác động để tạo điều kiện cho con tách khẩu.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo