Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ không chung hộ khẩu

Thủ tục đăng ký Giấy khai sinh được quy định như thế nào? Ý nghĩa của việc đăng ký Giấy khai sinh? Trường hợp bố mẹ không chung sổ hộ khẩu thì có thể làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con được không? Nếu thông tin trên giấy khai sinhh không trùng khớp với thông tin trên các giấy tờ khác thì xử lý như thế nào?

1. Luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký giấy khai sinh

Đăng ký khai sinh và quản lý việc đăng ký khai sinh luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được các quốc gia quan tâm thực hiện. Việc đăng ký khai sinh còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Theo đó, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân; mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ khác với  nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Với ý nghĩa quan trọng của việc đăng ký Giấy khai sinh thì người đi làm thủ tục đăng ký Giấy khai sinh phải nắm rõ các quy định pháp luật cũng như thành phần hồ sơ cần có để làm thủ tục này. Trường hợp bạn có khó khăn trong quá trình làm thủ tục đăng ký Giấy khai sinh thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây về thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ không chung sổ hộ khẩu.

2. Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ không chung sổ hộ khẩu

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào Luật Minh Gia, nhờ văn phòng tư vấn giúp tôi về thủ tục khai sinh như sau: Tôi sắp sinh con nhưng hộ khẩu của tôi vẫn cùng bố mẹ đẻ và chưa nhập khẩu vào sổ hộ khẩu nhà chồng. Hai vợ chồng đã đăng ký kết hôn.Vợ chồng tôi muốn đăng ký giấy khai sinh và hộ khẩu cho con cùng với chồng. Tôi đọc Điều 13 NĐ 158/2005,

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.Vậy thì vợ chồng tôi có được đăng ký giấy khai sinh và hộ khẩu cho con cùng với chồng tôi được không? Tôi rất mong sự hồi âm của bạn.Tôi xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất về vấn đề đăng kí khai sinh cho con

Điều 13 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về Thẩm quyền đăng ký khai sinh

"Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh."

Theo quy định trên, chị có quyền lựa chọn thực hiện đăng ký khai sinh cho con tại UBND nơi người chồng thường trú.

Thứ hai về vấn đề đăng ký thường trú cho con

Điều 13 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định Nơi cư trú của người chưa thành niên

"1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định."

Theo quy định về quản lý cư trú thì nếu cha, mẹ có nơi thường trú khác nhau thì nơi cư trú của trẻ là nơi thường trú của cha hoặc mẹ mà trẻ thường xuyên chung sống.

Như vậy trường hợp này, nếu con sinh ra cũng sinh sống tại địa chỉ thường trú của chồng thì có quyền đăng ký khai sinh và đăng kí thường trú tại đó.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

----

3. Tư vấn về việc chuyển hộ khẩu

Câu hỏi:

Kính thưa luật sư !.xin luật sư tư vấn trợ giúp Em việc nhập hộ khẩu tại tỉnh trong trường hợp như sau: Bố mẹ Em kết hôn có ĐKKH theo QD. Và đăng ký giấy khai sinh cho e tại Tp Thái Bình. Sau đó bố mẹ e đi làm ăn xa và đã bán nhà tại tp Thái Bình (Trong Hộ khẩu gồm có 2 người, mẹ em là chủ hộ khẩu và e.) gửi Em ở nhà ông bà ngoại từ nhỏ mà không làm giấy đăng ký thường trú. đến năm 2008 thì bố mẹ e mất và toàn bộ giấy tờ cũng không còn. Từ lúc bố mẹ e mất e vẫn ở cùng ông bà ngoại, đến nay e muốn lập gia đình nhưng gặp khó khăn vì không có hộ khẩu. E cũng đã về phường nơi nhà e ĐKHK xin cấp lại hộ khẩu nhưng vì nhà e đã bán từ lâu và đã không còn ở địa phương cũng không làm thủ tục cắt khẩu hay trình báo.Hiện tại em còn giấy khai sinh bản gốc, chứng minh nhân dân. Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ. Ngoài ra e không còn sổ hộ khẩu, không nhớ số hộ khẩu cũng không có bản photo hay giấy tờ gì liên quan. Bây giờ e phải làm như thế nào để được nhập hộ khẩu vào ông bà ngoại e hay ông bà, cô,chú,anh,chị bên họ nội ạ. Mong luật sư tư vấn, trợ giúp trường hợp của e.  Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Tại Điều 19 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định như sau:

“Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”

Như vậy, trường hợp của bạn sẽ cần có văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú của người có chỗ ở hợp pháp.

Về thủ tục, trước hết cần phải xem xét bạn có thuộc trường hợp phải cấp Giấy chuyển hộ khẩu hay không? Bởi lẽ, tại Điều 28 Luật cư trú quy định:

“1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.”

Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu trên thì bạn sẽ tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu tại nơi bạn đang có hộ khẩu thường trú.

Trường hợp không phải xin cấp giấy chuyển hộ khẩu thì tại Điều Khoản 4 Điều 29 Luật cư trú quy định:

“Điều 29. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu

4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.”

Đối với việc bạn không còn giữ sổ hộ khẩu gốc thì bạn có thể liên hệ với công an quản lý cư trú nơi bạn đang có hộ khẩu để xem xét cấp lại sổ hộ khẩu hoặc xin xác nhận tình trạng cư trú.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo