Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bố mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nơi ở hợp pháp của mình?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào luật sư. Hiện tại thì tôi đang sống chung với ba và đứa em trai, vẫn sinh hoạt bình thường như trước giờ, nhưng hiện giờ thì ba tôi muốn đuổi chị em tôi ra khỏi nhà dù vẫn có tên chị em tôi trong sổ hộ khẩu, ba ném đồ đạc cá nhân của chị em tôi ra đường và phá tài sản riêng của chị em tôi cũng như tài sản chung của gia đình.

Như vậy chị em tôi phải làm thế nào xin luật sư tư vấn giúp đỡ ạ? ba còn có hành vi rượt đuổi đánh và ném đồ vào người chị em tôi nữa !Rất mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư, trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 

Thứ nhất về việc buộc phải ra khỏi chỗ ở hợp pháp thì theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Cụ thể:  

Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

 

Theo đó, nếu bố bạn có hành vi đuổi hai chị em bạn ra khỏi nhà (nơi ở hợp pháp) thì bạn có quyền tố cáo tới cơ quan chức năng (cơ quan công an tại địa phương) để xử lý hành vi vi phạm trên và buộc dừng hành vi đang thực hiện.

 

- Liên quan tới hành vi bạo lức gia đình:

 

Theo Luật phòng chống và bạo lực gia đình quy định:

 

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

...

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

 

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 

Đồng thời, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

 

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình

...

 

Như vậy, với hành vi đánh đập xua đuổi của bố bạn đối với hai anh chị em được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi thì hai chị em có thể liên lệ chính quyền địa phương để can ngăn hành vi hoặc xử lý vi phạm nếu đã có sự tác động của chính quyền nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực trên.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo