Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Xử phạt hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình

Câu hỏi: Xin chào vp luật sư, . Tôi có một câu hỏi muốn hỏi ý kiến của luật sư. Gia đình tôi có 4 thế hệ Bà nôi, cha mẹ, anh chị em tôi, và con cái a chị em tôi. Cha tôi sinh năm 1959 thường xuyên uống rượu về nhà chửi bới, xúc phạm đến bà,mẹ tôi,đến con cái.chúng tôi đã chịu đựng 20 năm nay.vi không thể thay đổi được điều gì.

Nhưng đến nay tôi không thể chịu đựng được nữa.do không muốn làm điều gì sai trái để phải ân hận.nên tôi muốn hỏi văn phòng luật sư: trong trường hợp của tôi có được xét vào hành vi bạo lực gia đình hay không, và cách giải quyết vấn đề này như thế nào?

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:


Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định Các hành vi bạo lực gia đình

 

"1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

....

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;"

 

Như vậy, hành vi lăng mạ, chửi bới xúc phạm tới danh sự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình được coi là một trong các hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này bị xử phạt như sau:

 

Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình:

 

"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

....

 

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

...

b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."

 

Hiện nay, anh/chị có thể tới cơ quan Công an xã, phường để trình báo sự việc và yêu cầu xử phạt hành chính và chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi công khai khi gia đình có yêu cầu.

 

>> Hỏi quy định về hành vi xúc phạm người khác, gọi: 1900.6169

 

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Giải quyết tranh chấp khi tham gia chơi hụi, họ

 

Chào luật sư.Mình tên thuấn hôm nay gửi mail là nhờ tư vấn về vấn đề như sau.Mẹ của tôi có chơi hụi với các hộ dân xung quanh, hôm đó mẹ tôi đóng tiền hụi mọi ngày đều ghi vào sổ sách và có các hộ dân khác chứng kiếnVào ngày rút tiền hụi thì trong sổ sách ghi là 10.000.000 vnd(một trăm triệu việt nam đồng)Mẹ tôi ghi vào sổ sách lại thiếu 1 số 0Nhưng Có ghi âm cuộc đối thoại rút tiền hụi là một trăm triệu, và có các hộ dân khác làm chứng là một trăm triệu.Bây giờ ra tòa người chủ hụi nói với phiên tòa là mẹ tôi chỉ đóng có 10.000.000 việt nam đồng vì ghi thiếu 1 số 0Tôi phận làm con gia đình ít am hiểu về kiến thức. Nay tôi viết mail này xin luật sư tư vấn giúp cho gia đình tôi có thể lấy lại số tiền như trên không.Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

 

Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nguồn chứng cứ:

“Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

....

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

 

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại TAND có thẩm quyền, các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Tòa án ra phán quyết trên cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan các chứng cứ được các đương sự cung cấp.

 

Căn cứ Điều 94 BLTTDS 2015, ngoài các tài liệu đọc được là nguồn chứng cứ thì các tài liệu nghe được, lới khai của các đương sự và người làm chứng,... cũng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết.

 

Vậy, ngoài sổ sách ghi lại số tiên chơi hụi, họ là nguồn chứng cứ thì nội dung ghi âm giữa các đương sự và những người liên quan, lời khai của những hộ dân khác cũng có trị để tìm ra sự thật của vụ án. Mẹ của anh cần cung cấp các tài liệu trên để HĐXX xem xét, quyết định.

 

Liên quan tới nội dung ghi âm, căn cứ Khoản 2 Điều 95 BLTTDS 2015 thì mẹ anh cần xuất trình kèm theo văn bản trình bày về xuất xứ của nội dung ghi âm đó.

 

Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định việc xác định chứng cứ

“...

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.”

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo