LS Hoài My

Thủ tục bán tài sản công theo hình thức chỉ định quy định như nào?

Tài sản công vốn dĩ có được từ việc sử dụng ngân sách nhà nước, do việc định đoạt tài sản công phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Theo đó, những hành vi vi phạm quy định pháp luật về sử dụng và quản lý tài sản công đều phải được sử lý một cách triệt để. Luật sư tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về tài sản công.

Theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công ghi nhận :Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Việc quản lý và sử dụng tài sản công được thực hiện dưới sự hình thức trao quyền của Nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác giá trị tài sản công phải đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm đồng thời phải minh bạch, công khai và đúng trình tự thủ tục.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề nào của pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6169 để được giải đáp. Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Thủ tục bán tài sản công theo hình thức chỉ định được quy định như thế nào?

Nội dung tư vấn: Xin Luật sư tư vấn về việc cơ quan em có xử phạt vphc công ty A về lĩnh vực khoáng sản đá, và tịch thu 47,5 m3 đá thành phẩm (đá làm vật liệu xây dựng thông thường). Tang vật tịch thu định giá dưới 10tr đồng em có thể bán với hình thức chỉ định theo Điều 27 NĐ 151/2017/NĐ-CP không? Thủ tục bán chỉ định như thế nào? Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản công khác nhau như thế nào? Cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 1 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 về các nội dung sau:

a) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định: Giao, mua sắm, thuê, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư; mua sắm, thuê, phê duyệt phương án xử lý tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;…”

Theo đó, Nghị định 151/2017/NĐ-CP điều chỉnh về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định về giao, mua sắm, thuê, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị… 

Và những tài sản công bị thu hồi theo Điều 41 Luật Quản lý tài sản công 2017 mới áp dụng Nghị định này để xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết.

Điều 41. Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước

“1. Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;

b) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;

c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;

d) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;

đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;

e) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

g) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;

h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

Theo thông tin bạn cung cấp, cơ quan tịch thu đá thành phẩm, đây là tang vật tịch thu do công ty A bị xử phạt hành chính. Tang vật bị tịch thu theo khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công quy định: “Tài sản bị tịch thu là tài sản thuộc sở hưu của tổ chức, cá nhân bị tịch thu theo quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền”.

Theo đó, tài sản bị tịch thu trong trường hợp của bạn không thuộc tài sản công bị thu hồi theo Điều 41 nêu trên. Nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Vì vậy, cơ quan bạn không thể áp dụng hình thức bán tài sản công theo hình thức chỉ định. Trong trường hợp này, cơ quan bạn có thể áp dụng hình thức xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

“1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:

a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;

b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;

c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;

đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.

Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;

2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.”

Đối chiếu trường hợp của bạn, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan bạn phải tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá. Trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.

Sự khác nhau giữa tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân khác tài sản công như sau:

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp…

Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là một loại của tài sản công, bao gồm: tài sản bị tịch thu tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi laaso, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định Bộ luật Dân sự…

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo