Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nhân viên lặp đặt lấy trộm đồ của chủ nhà xử lý trách nhiệm thế nào?

Kính chào Văn phòng luật sư Minh Gia, Em có trường hợp nhờ văn phòng luật sư tư vấn giúp về việc nhân viên lặp đặt lấy trộm đồ của chủ nhà thì trách nhiệm của công ty bán hàng quy định ra sao, cụ thể: Bên em có cử nhân viên sang phía Khách hàng lắp đặt máy. Trong quá trình làm việc, nhân viên này có ăn trộm 1 máy tính xách tay của Khách hàng và mang về cất tại tủ đồ được phân cho Công ty em trong khoảng thời gian làm việc tại đây.

Khi nhân viên này định mang ra khỏi công ty thì bị Khách hàng phát hiện và báo về Công ty em. Phía khách hàng đã làm đơn trình báo vi phạm. Em muốn hỏi trong vụ việc này thì Công ty em bị liên đới trách nhiệm gì không? Nếu có thì hướng xử lý giải quyết như thế nào? Mong sớm nhận được hồi đáp từ phía văn phòng. Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

=> Tư vấn về tội trộm cắp tài sản và xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp.

 

Bên cạnh đó, BLHS 2015 cũng quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

 

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

 

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

 

Theo đó, về trách nhiệm hình sự thì chỉ người nhân viên này phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, và nếu như có trách nhiệm dân sự về thiệt hại tài sản hay tinh thần thì phía công ty có căn cứ phải liên đới chịu trách nhiệm; tuy nhiên, chiếc  máy tính đã được lấy lại kịp thời nên phía công ty chưa phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

 

------------------

Câu hỏi thứ 2 - Người lao động đã nghỉ việc có phải làm việc vào ngày lễ không?

 

Tôi vào làm việc cho công ty xe bus từ tháng 7 năm 2012 cho đến nay . Đến ngày 11 tháng 3 năm 2019 tôi có làm đơn xin thôi việc , ngày 24 tháng4 là tôi đủ 45 ngày . Vậy tôi sin hỏi là tôi có được hưởng tiền lễ 30/4 và1/5 ko . Tôi xin cảm ơn các anh chị.

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của anh như sau:

 

Theo thông tin anh cung cấp, anh làm việc từ năm 2012 đến nay (2019) nên có thể xác định anh tham gia lao động tại công ty theo hợp đồng không xác định thời hạn. Bộ luật Lao động 2012 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động tại Khoản 3, Điều 37 như sau:

 

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

 

Như vậy, nếu anh đã viết đơn xin nghỉ việc và đảm bảo thời gian báo trước cho công ty đủ 45 ngày thì anh được coi là chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Khi đó, hợp đồng lao động của anh chấm dứt vào ngày anh xin nghỉ (24/4/2019). Khi đó, từ sau ngày 24/4 anh không còn là người lao động của công ty nên công ty sẽ không điều chỉnh việc anh có đi làm vào 30/4 và 01/5 hay không, anh đương nhiên không phải đi làm nếu đã kết thúc hợp đồng với công ty trước đó. 

 

Ngoài ra, trong trường hợp anh đã viết đơn xin nghỉ, đảm bảo thời gian báo trước nhưng công ty thỏa thuận để anh ở lại làm thêm một thời gian cho tới sau 30/4; 01/5 thì công ty cũng không thể yêu cầu anh đi làm trong những ngày này nếu không có sự đồng ý của anh. Căn cứ theo quy định tại Điều 115, Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

 

Điều 115. Nghỉ lễ, tết

 

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

...

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

...

Như vậy hai ngày 30/4 và 01/5 là hai ngày lễ mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương, đây là quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động không được yêu cầu họ đi làm việc vào những người này mà không có sự dồng ý của họ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo