Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thỏa thuận bồi thường gây thương tích thế nào?

Nhờ luật sư tư vấn giúp về bồi thường gây thương tích và vấn đề thỏa thuận bồi thường, khởi tố hành vi gây thương tích như sau: Tôi bị người khác cố ý gây thương tích bằng cách giật chiếc ghế tôi đang đứng bên trên làm tôi ngã gẫy xương quay cổ tay. Tôi đã làm đơn tố giác với cơ quan công an. Công an điều tra cho tôi đi giám định thương tật, kết quả giám định là tổn hại 10% sức khỏe.Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố hình sự và hướng dẫn tôi làm đơn sang tòa án để bồi thường dân sự.

Vậy với tỉ lệ thương tật là 10% thì tôi có thể đòi bồi thường bao nhiêu là thỏa đáng nhất để vừa có tính chất răn đe kẻ gây tội ác, vừa đòi lại công bằng mà những đau đớn tôi phải chịu.Xin luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Tư vấn: Thỏa thuận bồi thường, mức bồi thường cố ý gây thương tích

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định về bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm

Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

"1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định".

>> Tư vấn về bồi thường do hành vi gây thương tích, gọi: 1900.6169

Bạn có thể căn cứ vào quy định trên để yêu cầu một mức bồi thường hợp lý theo quy định của pháp luật.

- Về thỏa thuận mức bồi thường do hành vi cố ý gây thương tích

Mức bồi thường thiệt hại về dân sự trước hết là trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, nếu như không thỏa thuận được mức bồi thường thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.

---

2. Gây thương tích cho người khác phải bồi thường thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi xin trình bày như sau.Tôi sinh năm 199x, quê ở đăklăk. Ngày 7 tháng 11 năm 20xx tôi bị đánh thương tích 55%. Gia đình bị can có lên hỏi thăm nhưng được 2 lần. Bị can sinh năm 199x. Gia đinh tôi để cho học, không gọi công an bắt. Ngày 22 tháng 7 năm 20xx gia đình tôi có gọi gia đình bị can lên nói chuyện vi ở cùng quê và đã thương lượng đồng ý bồi thường 170 triêu.

(Tiền thuốc 240 triệu nhưng nhà tôi chỉ lấy 170tr) Nhưng hiện giờ vẫn chưa được bồi thường. Hiện giờ tay phải của tôi liệt, chân phải yếu, trí nhớ kém. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn. Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau.

- Về khởi tố đối với hành vi gây thương tích

Với hành vi gây thương tích cho người khác tỷ lệ thương tật 55% đã đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự về theo quy định tại  khoản 2 điều 134 Bộ luật hình sự năm 2017 về Tội cố ý gây thương tích, cụ thể:

".. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; 

c) Phạm tội 02 lần trở lên; 

d) Tái phạm nguy hiểm; 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 

..."

- Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người nào có lỗi dẫn đến gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì phải bồi thường:

"Xem trích dẫn quy định tại phần tư vấn (1)"

Trường hợp này, gia đình có thể làm đơn yêu cầu cơ quan công an khởi tố hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích, đồng thời có yêu cầu về việc bồi thường thiệt hại theo quy định.

---

3. Vấn đề bồi thường thiệt hại và truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích?

Câu hỏi:

Tôi có đứa cháu quả thật nó cũng hơi nghịch chỉ vì cậu chôm một con cá rô phi mà chủ thầu không bắt quả tang mà chỉ nghe lại, thế là tối hôm sau hắn cầm gậy sắt đánh cháu tôi 2 cái một cái vào tay nhưng không sao vì có chiếc đồng hồ, cái thứ hai vào mạn sườn làm cháu tôi tím tái mặt khó thở ngất lịm giờ nó nằm ở viện không biết sống chết ra sao. Mong được tư vấn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: 

Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ cũng như không đưa ra câu hỏi tư vấn nên không đưa ra hướng tư vấn chính xác cho bạn được. Tuy nhiên, từ những thông tin trên chúng tôi sẽ đưa ra một số hướng giải quyết sau để bạn đối chiếu với trường hợp của mình. Theo đó, trong trường hợp bạn sẽ phải xác định được yếu tố lỗi và nguyên nhân dẫn tới vụ xô xát và tỉ lệ thương tích của cháu bạn là bao nhiêu % thông qua việc làm đơn tố cáo và kết luận giám định tỉ lệ thương tích và tổn hại về mặt sức khỏe của cơ quan điều tra để làm căn cứ xử lý.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi cố ý gây thương tích

+ Trường hợp, người chủ thầu không có gì chứng minh việc cháu bạn trộm cá rô phí mà tự ý dùng gậy sắt (hung khí nguy hiểm) để đánh dẫn tới tình trạng thâm tím mặt mũi, khó thở và ngất lịm đi ...- tức có hành vi cố ý gây thương tích.

Do vậy, để truy cứu trách nhiệm với đối tượng trên thì bạn sẽ làm đơn tố cáo tới phía cơ quan công an huyện về hành vi trên và yêu cầu được giới thiệu giám định khả năng suy giảm sức khỏe, tỉ lệ thương tích, trên cơ sở đó nếu kết luận tỉ lệ thương tích của cháu bạn từ 11% hoặc dưới 11% nhưng đã sử dụng hung khí nguy hiểm (gậy sắt) thì đã đủ cơ sở để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích và khung hình phạt áp dụng sẽ dựa vào tỉ lệ thương tích để xác định theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2017. Cụ thể:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

..."

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý gây thương tích

Theo thông tin bạn cung cấp thì chưa xác định được tình trạng sức khỏe của cháu bạn sống chết ra sao. Đồng thời, chưa có kết luận cuối cùng của cơ điều tra về lỗi của các bên nên rất khó đưa ra trách nhiệm bồi thường cụ thể được.

Tuy nhiên, liên quan tới vấn đề này nếu lỗi hoàn toàn do phía bên người chủ thầu thực hiện thì bạn có thể căn cứ theo Điều 584 và điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015 để xác định mức bồi thường áp dụng phù hợp với tình hình của cháu bạn. 

"Xem trích dẫn quy định tại phần tư vấn (1)"

Trên đây là nội dung tư vấn về: Thỏa thuận bồi thường thiệt hại do hành vi gây thương tích thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo