Phạm Diệu

Báo tăng lao động muộn có bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội?

Khi có sự thay đổi thông tin đóng BHXH thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp chậm trễ thủ tục này. Vậy doanh nghiệp sẽ bị xử lý như nào? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

1. Tư vấn về truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội khi báo tăng lao động muộn

Truy thu là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Vậy, doanh nghiệp chậm báo tăng lao động có bị truy thu tiền đóng BHXH không? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

+ Các trường hợp truy thu tiền tham gia bảo hiểm xã hội;

+ Báo tăng lao động muộn có bị truy thu tiền tham gia bảo hiểm không:

+ Doanh nghiệp bị xử lý như nào khi báo tăng lao động muộn;

Đồng thời bạn có thể tham khảo tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Chậm báo tăng lao động có bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội

Câu hỏi:

Chào luật sư! Cho tôi hỏi về truy thu bảo hiểm xã hội như sau: Công ty tôi có 1 lao động nghỉ từ tháng 2/2017, đã làm thủ tục chốt xong BHXH. Tháng 8 người này quay lại làm, tháng 9 tôi có làm thủ tục đóng tiếp BHXH cho lao động này từ tháng 2 cho liên tục. Do tôi mới làm nên thủ tục làm trên mạng, phải làm đi làm lại 10 lần, đến cuối tháng 10 mới được bên BHXH chấp nhận cho đóng từ tháng 11.  

Luật sư cho tôi hỏi: Như vậy công ty tôi có thể bị cơ quan BHXH thanh tra (vì làm hồ sơ truy thu hơn 6 tháng (tháng 2 đến tháng 11) và có thể bị phạt những gì); Người lao động kia cũng đồng ý nộp từ tháng 11, nếu đc nộp từ tháng 2 thì họ tự bỏ tiền đóng BH cho liên tục. Cảm ơn luật sư! Trân trọng!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH về các trường hợp truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như sau:

“1. Các trường hợp truy thu

1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:

a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

1.2. Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

1.3. Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

1.4. Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.”.

Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ tiến hành truy thu bảo hiểm xã hội khi có một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Đối chiếu với trường hợp của bạn, người lao động nghỉ việc từ tháng 2/2017 đến tháng 8/2017 quay trở lại làm việc. Theo quy định pháp luật bảo hiểm thì trong thời gian người lao động nghỉ việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, bảo hiểm sẽ không tiến hành truy thu bảo hiểm trong thời gian người lao động nghỉ việc nhưng do tháng 11 mới tiến hành báo tăng đóng bảo hiểm được cho người lao động nên khi cơ quan bảo hiểm rà soát thì vẫn phải truy thu bảo hiểm từ thời điểm người lao động quay về công ty làm việc (từ tháng 8 đến tháng 11).

Ngoài ra, về vấn đề khai báo bảo hiểm muộn:

Căn cứ khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội:

“Điều 122: Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Bên cạnh đó, Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định  về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật nếu công ty có hành vi chậm đóng bảo hiểm từ 30 ngày trở lên thì phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng, nộp tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.  Theo thông tin bạn cung cấp, tháng 8/2017 người lao động quay trở lại làm việc. Đến tháng 9, bên công ty làm thủ tục đóng tiếp BHXH cho lao động. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong quá trình khai báo nên đến cuối tháng 10 mới được bên BHXH chấp nhận và cho đóng từ tháng 11/2017.    Do đơn vị bạn báo tăng lao động muộn nên trong thời gian báo tăng muộn đó người lao động được coi là không tham gia bảo hiểm xã hội. Đơn vị bạn vẫn phải nộp lãi chậm đóng bảo hiểm. Bởi về nguyên tắc, khi có sự thay đổi lao động hay mức đóng, doanh nghiệp phải kê khai với cơ quan bảo hiểm. Nếu bạn không kê khai thì sẽ bị coi là báo tăng muộn.

Như vậy, trong trường hợp này, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chấp nhận cho công ty đóng từ tháng 11/2017 và ra quyết định truy thu số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền lãi trong thời gian chậm đóng (từ tháng 8 -11/2017).

----

3. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Câu hỏi:

Kính thưa văn phòng luật sư. Mong luật sư giải đáp hộ gia đình tôi 1 thắc mắc sau. Bố tôi năm nay 51 tuổi. Chẳng may thắng 10 năm ngoái ông bị tai nạn và giờ phải sống cuộc sống thực vật. Bố tôi lao động tự do lên không tham gia bao hiểm. Giờ tôi muốn hỏi bố tôi có được hưởng trợ cấp hàng tháng ko. Nếu được thì được mỗi tháng bao nhiêu & mẹ tôi phải nghỉ ở nhà nuôi bố tôi hàng ngày có được hưởng chế độ gì không. Tôi xin cảm ơn! 

Trả lời:

Theo quy định Nghị định 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Cụ thể:

Điều 5. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

3. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

4. Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

6. Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bố bạn thì không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo