Trần Phương Hà

Nộp hồ sơ ở đâu, cần giấy tờ gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Luật sư tư vấn điều kiện và trình tự thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cách tính bảo hiểm xã hội một lần? Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung câu hỏi:Nhờ các anh chị luật sư tư vấn giúp tôi về Bảo hiểm xã hội như sau : Quá trình đóng BHXH của tôi như sau:Tháng 9/2011 mức lương đóng BHXH: 1.900.000đTháng 12/2011_3/2012: mức 2.295.000Tháng 4/2013: mức 2.385.000Tháng 8/2014: mức 3.033.000Tháng 6/2016_12/2016: mức 4.000.000Tháng 1/2017_2/2017: mức 4.050.000Tháng 5/2017_1/2018: mức 5.000.000. Tháng 2/2017 đến 7/2018: tôi nghỉ thai sản theo quy định. Nghỉ xong thai sản tôi nghỉ việc luôn từ tháng 8 và công ty đã chốt và trả sổ.

1. Trường hợp của tôi có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Tôi phải nộp những giấy tờ gì, nộp ở đâu để được hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Nếu tính bảo hiểm 1 lần tôi sẽ lĩnh được số tiền bao nhiêu?

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

 

Thứ nhất, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

 

Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có các điều kiện sau:                                        

 

 “Điều 49. Điều kiện hưởng

 

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

 

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

 

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

 

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

 

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

 

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

 

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

 

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

 

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

 

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

 

e) Chết.”

 

Đối chiếu với trường hợp cụ thể của bạn, bạn chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 8/2018. Tháng liền kề với tháng bạn thôi việc là thời gian bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nên tháng liền kề này vẫn được xác nhận là có đóng bảo hiểm thất nghiệp.

 

Ngoài ra, bạn cần đóng bảo hiểm thai sản từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian từ tháng 8/2016 đến thời gian tháng 8/2016. Từ phân tích nếu trên, bạn có thể xác định được mình có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp không.

 

Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt họp đồng lao động, bạn cần nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm  tại địa phương nơi có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp để nhận trợ cấp . Hồ sơ bao gồm:

 

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

 

- Quyết định thôi việc;

 

- Sổ bảo hiểm.

 

Thứ hai, tính bảo hiểm xã hội một lần

 

Do thông tin ban cung cấp chưa đầy đủ và chính xác nên công ty không thể xác định cụ thể được mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn. Chúng tôi xin đưa ra hướng dẫn để bạn có thể tính được mức hưởng bảo hiểm của mình.

 

Mức bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:

 

“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

 

…2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

 

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

 

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

 

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

 

Trong đó, do bạn có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định nên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

 

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 

Trong đó:

 

Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP như sau

 

“Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
 

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
...

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
 

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
 

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản) 
 

Trong đó:
 

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

 

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

 

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo