LS Hồng Nhung

Không muốn nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí sớm có được không?

Trường hợp NLĐ suy giảm khả năng lao động nhưng không muốn nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí có được không? NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ nghỉ hay không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Câu hỏi:

Kính gửi: Công ty Luật Minh Gia. Tôi muốn nhờ Công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp dùm về luật lao động và luật BHXH như sau: Bác tôi ông Nguyễn Văn Nam 54 tuổi làm việc tai công ty nhà nước đã 22 năm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công ty nơi bác tôi làm việc có quy định khám sức khỏe hàng năm. Quí I/2018 bác tôi được khám sức khỏe định kỳ và kết có kết quả như sau: Bệnh cao quyết áp, rối lọan tiền đình, mắt trái tai biến liệt dây thần kinh số 7; mắt phải đục thủy tinh thể thị lực còn 1/10, tay phải đau khớp... qua đó Công ty yêu cầu bác tôi phải giám định sức khỏe vì qua kết quả khám định kỳ bác tôi không đáp ứng được công việc công ty giao. (Bác tôi không thuộc chức danh công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm). Vì gia đình khó khăn nghỉ hưu chỉ hưởng 45% lương không đủ điều kiện sống. Nếu bác tôi không muốn nghỉ việc có được không?

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 38 Bộ luật Lao động 2012:

“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

>> Tư vấn quy định về chế độ hưu trí, gọi: 1900.6169

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Như vậy, công ty chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bác của bạn nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Nếu công ty căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 38 để chấm dứt hợp đồng với bác của bạn thì công ty phải có quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, việc công ty căn cứ vào kết quả khám sức khỏe để yêu cầu bác bạn đi giám định suy giảm khả năng lao động và yêu cầu bác bạn nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động là không có cơ sở pháp lý. Để đảm bảo quyền lợi thì bác của bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa để giải quyết và buộc công ty phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường do việc đơn phương chấm dứt trái quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo