Luật sư Phùng Gái

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Theo quy định pháp luật Việt Nam, từ 1/1/2018 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy mức đóng vào quỹ bảo hiểm của người nước ngoài được quy định như thế nào?

Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng vào quỹ bảo hiểm của người lao động nước ngoài làm viêc tại Việt Nam. Theo đó:

 

- Mức đóng quỹ bảo hiểm xã hội.

 

Tại Khoản 2, Điều 4 và Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

 

Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

...

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).

 

Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

 

1.5. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4, thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

 

Theo đó, người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại việc xác định mức đóng bảo hiểm của đối tượng này chưa có quy định cụ thể để áp dụng tính đóng. Nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ 1/12/2018 quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

 

Điều 12. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động

 

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 

2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

 

Như vậy, theo quy định trên tính từ ngày 1/1/2020 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 

Mức đóng quỹ bảo hiểm y tế.

 

Từ ngày 1/1/2018, mức đóng bảo hiểm y tế của người nước ngoài được xác định theo khoản 1, Điều 18 Quyết định 5959/QĐ-BHXH. Cụ thể:

 

Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

 

1. Nhóm do người lao động và đơn vị đóng, bao gồm:

 

1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4.

 

Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tạiĐiều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

 

1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.

 

Theo đó, mức đóng BHYT của người lao động là công dân nước ngoài là 1,5% tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

 

- Mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

 

Hiện nay, theo quy định pháp luật Việt Nam thì người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc tại Việt Nam. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo