Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động gồm những gì?

Câu hỏi: Cho em hỏi em mới ký hợp đồng làm việc từ tháng 4 năm 2017 và công ty đóng bảo hiểm cho em từ tháng 5 năm 2017. Trong thời gian làm việc em bị đau lưng và đi khám bác sĩ kết luận bị lồi đế đệm phải nghỉ để điều trị bệnh vậy. Cho em hỏi em có được hưởng chế độ nghỉ đau ốm không và cho em hỏi em được công ty đăng ký khám chữa bệnh ở viện 198 giờ em khám chữa bệnh ở tuyến huyện hoặc các bệnh viện khác được không và có được hưởng chế độ nghỉ lâu dài không không?

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về chế độ ốm đau. Cụ thể:

"Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền."

>> Tư vấn quy định về chế độ ốm đau của người lao động, gọi: 1900.6169

Như vậy, vì bạn đang thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc nên nếu như bạn ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo Luật định (không phụ thuộc vào việc đóng bảo hiểm được bao lâu).

- Thứ hai, về thời gian hưởng chế độ ốm đau bạn có thể tham khảo qua bài viết sau:

Thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật

Theo đó, nếu bạn làm việc trong môi trường bình thường thì thời gian nghỉ tối đa là không quá 30 ngày trong một năm. Trường hợp, bệnh của bạn xác định là bệnh cần chữa trị dài ngày theo xác nhận của cơ sở y tế thì thời gian hưởng tối đa 180 ngày/năm.

Đối việc đi khám bệnh khác với nơi đăng ký khám ban đầu của mình thì do không có quy định nên bạn vẫn có thể đi khám tại các bệnh viện khác. Tuy nhiên, việc bạn đi khám đó sẽ phải xác định bạn có đi đúng tuyến hay đi trái tuyến để xác định mức hưởng bảo hiểm y tế của mình.

Về Mức bảo hiểm y tế được hưởng khi khám chữa bệnh trái tuyến.

Căn cứ vào quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).

“15. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

...

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

...”

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo