Luật sư Phùng Gái

Từ năm 2019 thời gian thử việc của NLĐ có được tính hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc?

Người lao động sau khi chấm dứt hợp động lao động có được người sử dụng lao động thanh toán trợ cấp thôi việc hay không, ngoài việc dựa trên cơ sở đáp ứng thời gian công tác, việc chấm dứt hợp đồng đúng quy định pháp luật lao động thì còn căn cứ dựa trên thời gian công tác để tính hưởng trợ cấp. Vậy thời gian công tác để tính hưởng trợ cấp được xác định là thời gian nào?

1. Tư vấn vấn đề hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề thời gian để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Đa số người lao động khi thực hiện giao kết HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ vẫn còn chưa năm rõ về các quy định pháp luật. Nên trong quá trình thực hiện hợp đồng thường không tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Đặc biệt là vấn đề hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc khi chấm dứt HĐLĐ, thời gian để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn gặp vấn đề này, cần tư vấn, hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;

+ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;

+ Quy định theo nghị định số 148/2018/NĐ-CP ;

2. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Thời gian người lao động công tác, làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động. Theo đó, thời gian công tác được xác định như sau:

Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

...

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theoĐiều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

Theo quy định trên thì thời gian thử việc của người lao động trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức được tính là thời gian làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2018 xác định:

5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau:

“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.

Như vậy, với quy định được sửa đổi trên theo Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì kể từ ngày 15/12/2018 thời gian thử việc không còn được tính là thời gian công tác, làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

>> Tư vấn thắc mắc về trợ cấp thôi việc, mất việc gọi: 1900.6169

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Quyền lợi khi về hưu theo diện tinh giản biên chế?

Kính chào các bạn công ty luật Minh Gia , Tôi  là giáo viên THCS ở X , tôi sinh ngày 04/05/1965 tham gia công tác từ 01/9/1989 liên tục đến nay , hiện tôi đang hưởng lương bậc 8/9 hệ số 4,65 từ ngày 1/8/2015 đến nay , hiện giờ nguyện vọng tôi muốn nghỉ hưu theo chế độ 108 từ 1/10/2016 , tôi xin hỏi luật sư tư vấn cho tôi nếu tôi được nghỉ theo nguyện vọng thì số tiền lương hưu mỗi tháng được thực lĩnh là bao nhiêu? thời gian công tác tôi có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp vậy khi tôi nghỉ hưu tôi có được trả lại số tiền đã đóng không? Rất mong được sự giúp đỡ câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế

>> Vấn đề tinh giản biên chế và chính sách tinh giản biên chế

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo