LS Nguyễn Thùy Dương

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì xử lý như thế nào?

Cấp dưỡng là nghĩa vụ của bậc làm cha làm mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp chăm sóc con. Việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị xử lý tùy vào các trường hợp vi phạm cụ thể, để giải đáp vướng mắc cho bạn về vấn đề này Luật Minh Gia tư vấn một số tình huống như sau:

1. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư Minh Gia, tôi và chồng tôi kết hôn và sống với nhau 11 năm có 2 con (1 đứa 10 tuổi, 1 đứa 6 tuổi) thì ly hôn. Hiện tại có quyết định của tòa án đã 2 năm là chông tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con tôi mỗi tháng 1.114.000 đồng vì tôi là người được trực tiếp nuôi con. Nhưng đến nay đã 2 năm anh ta chưa một lần cấp dưỡng vì vậy cứ mỗi 6 tháng thi hành án kêu tới ký hoãn thi hành án lí do: tôi không cung cấp thông tin gì của anh ta (hiện tại anh ta sống với cha mẹ anh có tài sản và chỉ có mình anh). Như vậy lá như thế nào, trong khi anh ta không chịu đi làm việc để cấp dưỡng cho con mà còn chứng giấy không khả năng cấp dưỡng cho con với lý do không có việc làm nhưng thực chất anh rất khỏe mạnh .Anh ta làm vậy là có mang tội trốn tránh không? Tôi phải làm gì đây? Có luật pháp nào buộc anh phải cấp dưỡng cho hai con tôi không và như vậy trong vòng hai năm tôi không cung cấp thông tin của anh cho thi hành án thì bản án quyết định của tòa án có còn hiệu lực hay không? Kính mong các luật sư trả lời giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về lý do hoãn thi hành án

Căn cứ Khoản 1 Điều 48, Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về hoãn thi hành án như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp sau đây:

a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;

b) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án;

c) Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;

d) Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết;

đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 179 của Luật này.

Như vậy, căn cứ hoãn thi hánh án đưa ra là chưa hợp lý. Chị có quyền yêu cầu phía cơ quan thi hành án giải thích rõ hơn về việc này.

Thứ hai, việc chồng chị trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Mức và phương thức cấp dưỡng đã được Tòa án giải quyết và có bản án bắt buộc thi hành. Việc anh ta là người có sức khỏe và có tài sản nhưng xin giấy chứng nhận không có khả năng cấp dưỡng thể hiện anh ta muốn trốn tránh nghĩa vụ này. Những trường hợp này có thể bị xử lý hành chính, theo mức độ nghiêm trọng mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Xử lý hành chính: Trường hợp có bản án của tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại điểm a  Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi này có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

- Xử lý hình sự: Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Bộ Luật hình sự.

"Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm."

Việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người việc từ chối hoặc trốn tránh gây hậu quả nghiêm trọng như làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng ốm đau, bệnh tật, nguy hiểm đến sức khỏa tính mạng…trường hợp đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

---

2. Xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như thế nào?

Xin chào luật sư ạ. Tôi năm nay 20 tuổi. tôi có quen 1 anh năm nay 27 tuổi đã li hôn vợ. Hiện tại thì tôi đang có thai với anh ta được 8 tháng. gia đình tôi có yêu cầu anh ta nói gia đình anh ta lên cưới để tiện cho việc chăm sóc đứa bé. 

Nhưng gia đình anh ta lại không nói gì. Chỉ có chị anh ra là hay quan tâm và hỏi thăm tôi thôi. Giờ thì anh ta lại đi quen với cô gái khác được 2 tháng. Nên tôi có yêu cầu với anh ta không cưới nhưng anh ta phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho tôi nuôi con. Nhưng anh ta không chịu kí. chỉ nói là sẽ lo theo khả năng của anh ta. Nhưng những lời anh ta nói chưa bao giờ anh ta thực hiện được cả  Vậy cho tôi hỏi bây giờ tôi có thể nộp đơn lên tòa kiện anh ta về tội trốn tránh cấp dưỡng được không? (tôi có tất cả bằng chứng chứng minh đó là con của anh ta) .Tôi xin chân thành cảm ơn ạ.

Tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

>> Xử lý đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con?

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang mang thai con của người con trai kia. Về bản chất, hai người chưa đăng ký kết hôn, con chưa sinh ra, chưa có căn cứ để xác định anh ta là cha của đứa bé. Nếu bạn muốn anh ta cấp dưỡng cho con thì phải thông qua thủ tục nhận cha cho con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>> Thủ tục nhận cha, mẹ, con theo quy định hiện hành.

Qua bước nhận cha con, người cha không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt hành chính. Sau khi đã bị xử phạt hành chính mà tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

3. Tài sản vợ chồng và tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Xin chào cty luật Gia Minh. Chuyện là ba em có cặp bồ với 1 ng đàn bà đã hơn 2 năm, gia đình biết chuyện đã ngăn cản nhưng ba vẫn ko kết thúc với người đàn bà đó. Hiện tại ba em vừa mới mua 1 căn nhà do ba em đứng tên nhưng lại dấu gia đình cho người đàn bà đó ở. Khi biết chuyện em đã cất giữ hết giấy tờ có liên quan tới căn nhà mới mua. Cho em hỏi nếu bây giờ em mang theo tất cả giấy tờ liên quan ra công chứng để mẹ em cùng đứng tên trong căn nhà mới mua có đc k ạ! Trên danh nghĩa là con của chủ nhà em có thể đuổi người đàn bà đó ra khỏi nhà ko nếu bà ta không có gì chứng minh mình hợp pháp sống trong căn nhà đó không ah? Em có thể kiện bà ta về tội phá hạnh phúc gia đình và xâm nhâp gia cư bất hợp pháp không ah? Xin cty tư vấn sớm giúp em. Chân thành cám ơn ạ!

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Nếu bạn muốn mẹ bạn cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cùng ba bạn thì cần có sự tham gia của ba bạn. Bản thân căn nhà này hình thành trong thời kỳ hôn nhân đã được xác định là tài sản chung vợ chồng, mẹ bạn vẫn có một phần quyền với tài sản trên nên việc có tên trên giấy chứng nhận tài sản hay không không ảnh hưởng quá lớn đến quyền tài sản của mẹ bạn. Nếu ba bạn cho người đàn bà kia ở nhờ trên nhà thì bạn và mẹ bạn khó có thể đuổi họ ra khỏi nhà. Họ không ở nhà bạn bất hợp pháp. Họ được chủ nhà cho phép sinh sống tại căn nhà này. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định xử phạt với hành vi ngoại tình, phá hoại hạnh phúc gia đình, chỉ điều chỉnh hành vi chung sống như vợ chồng với người khác đã có vợ hoặc chồng. Trường hợp có căn cứ chứng minh ba bạn và người kia chung sống cùng nhau, cả hai sẽ cùng bị xử lý và buộc phải chấm dứt tình trạng sống chung. Nếu cố tình không chấm dứt hành vi thì cả hai có thể bi truy cứu trách nhiệm hình sư về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

---

4. Thủ tục ly hôn khi cả hai vợ chồng cùng ở nước ngoài

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Có thể tư vấn giúp e được không ah? E xin chân thành cảm ơn. E muốn đuợc tư vấn Ly hôn với chồng . Hai vợ chồng e đều là người Việt Nam, đăng ký kết hôn năm 2016tại ĐẠI SỨ QUÁN của vn ở Nhật . Hiện hai vợ chồng vẫn đang sống ở Nhật, sau nhiều năm chung sống và đã sinh được hai bé gái ( 11 tuổi và 4 tuổi ) . Sau nhiều năm chung sống hai VC vẫn không tìm được tiếng nói chung , ngày càng bất hoà, không ngay nào là không cãi nhau. Cũng đã rất nhiều lần nói bỏ nhau, nhưng vì hai con gái còn nhỏ, nên đã nhịn va sống tiếp. Và rồi rất nhiều lý do sảy ra e không thể nhịn tiếp đuợc nữa. E muốn hỏi , trường hợp của e thì làm Thủ tục ly hôn ở đâu ah ? Ở Nhật hay ở vn và cần những giấy tờ gì? Xin được giúp đỡ ah? E xin cảm ơn rất nhiều.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục ly hôn khi cả hai vợ chồng cùng ở nước ngoài

Như vậy, hai vợ chồng sẽ phải thực hiện thủ tục ly hôn tại TAND Việt Nam để yêu cầu giải quyết ly hôn.

---

5. Có ly hôn được khi không biết nơi cư trú của vợ ở nước ngoài

Xin luật Sư tư vấn giúp em về vấn đề ly hôn đơn phương và cụ thể là: vợ chồng em chung sống với nhau được 1 năm có đăng ký kết hôn và vợ em mang thai còn 10 ngày là đến ngày sinh nhưng vợ em bỏ ra di cho đến nay đã 8 tháng rồi nhưng không có tin tức gì cả nên em quyết định ly hôn nhưng em mới được biết là gia đình vợ đã mang con em đi cho người ta rồi còn vợ em thì đã đi lấy chồng nước ngoài nhưng không biết là nước nào ,hiện tại vợ em không có ở Việt Nam và cung không biết khi nào mới trở về ,Tòa Án bảo là không giải quyết được nên em gữi thư nầy xin Luật Sư tư vấn giúp em phải làm như thế nào để được giải quyết ly hôn hợp pháp,em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp của bạn, nếu không xác định được nơi ở của vơ bạn bên nước ngoài thì bạn không thể giải quyết ly hôn. Lý do liên quan đến thẩm quyền của Tòa án và thủ tục tống đạt giấy tờ. Bạn cần liên lạc với người nhà bên vợ để tìm hiểu thông tin.

>> Tư vấn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Trên đây là nội dung tư vấn về: Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì xử lý như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo