Luật sư Phùng Gái

Tiền lương ngừng việc theo quy định năm 2024

Tiền lương ngừng việc và các trường hợp ngừng việc của người lao động và cách xác định tiền lương làm căn cứ chi trả cho người lao động ngừng việc là thắc mắc khi của người lao động khi phải rơi vào tình trạng ngừng việc vì nhiều lý do khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn hãy tham khảo quy định chúng tôi tư vấn dưới đây hoặc liên hệ Luật Minh Gia khi cần hỗ trợ.

1. Tư vấn về ngừng việc, tiền lương khi ngừng việc

Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu, và muốn đảm bảo tối đa quyền lợi của mình khi ngừng công việc và lựa chọn Luật Minh Gia, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn để:

- Bạn nắm rõ quy định về những trường hợp nào phải ngừng việc

- Khi phải ngừng việc thì tiền lương được chi trả như thế nào, có bị giảm so với hợp đồng lao động hay không?

- Hiểu được các quy định về lỗi dẫn đến ngừng việc

- Nắm rõ về trình tự, thủ tục yêu cầu về quyền lợi chính đáng của người lao động do bị ngừng việc...

2. Xác định tiền lương cho người lao động ngừng việc thế nào?

- Quy định về về các trường hợp ngừng việc của người lao động và cách xác định tiền lương chi trả cho người lao động ngừng việc

Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương ngừng việc. Cụ thể:

Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đồng thời, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động:

Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương

1. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

..."

Như vậy, từ quy định pháp luật trên có thể xác định người lao động được hưởng lương ngừng việc trong các trường hợp sau và việc xác định tiền lương làm căn cứ chi trả cụ thể như sau:

+ Lỗi từ phía người sử dụng lao động: Người lao động được hưởng đủ lương trên cơ sở tiền lương theo hợp đồng lao động;

+ Những người lao động khác phải ngừng việc do lỗi từ cá nhân hoặc nhóm người lao động dẫn tới: Mức hưởng lương theo thỏa thuận các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

+ Ngừng việc do sự cố điện nước (không do lỗi của người sử dụng lao động), thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, di dời địa điểm kinh doanh hoặc lý do kinh tế: Mức hưởng lương theo thỏa thuận các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Việc xác định mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ tháng 1/2018 theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP:

Mức 3.980.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

Mức 3.530.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

Mức 3.090.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

Mức 2.760.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

---

3. Tham khảo tình huống tư vấn về tiền lương của người lao động

- Tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên được tính như thế nào?

Câu hỏi:

Xin cho em hỏi hiện em đang là giáo viên tin học dạy tiểu học vấn đề là em dạy 24 tiết/tuần cộng với 3 tiết phụ trách phòng máy tính cộng với 4 tiết phó chủ tịch công đoàn như vậy tổng cộng em làm 31 tiết/tuần mà tiêu chuẩn giáo viên tiểu học là 23 tiết/ tuần.

Nhưng khi tính thêm giờ ban giám hiệu chỉ tính em dư có 5 tiết/tuần còn 3 tiết dư giờ phụ trách phòng máy không được tính em thắt mắc thi được trả lời làm kiêm nhiệm được hưởng một mức cao nhất 4 tiết công đoàn + 1 tiết dạy dư =5 tiết thôi. Xin hỏi Ban giám hiệu tính trả tiền dư giờ cho em vậy đã đúng chưa xin luật sư giải đáp giúp chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 106 Bộ luật lao động 2012 quy định về làm thêm giờ như sau:

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Như vậy, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Theo quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT thì định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần, nếu bạn dạy tổng cộng là 31 tiết/tuần thì cơ quan của bạn sẽ có trách nhiệm chi trả tiền lương làm thêm giờ với số tiết còn lại (8 tiết).

Tiền lương làm thêm giờ được tính theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:

Điều 4. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:

- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

- Đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

22,5 tuần

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý, cán bộ Đoàn, Hội tham gia giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giảng viên cùng chức danh, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

d) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo