Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật Quốc tịch 2014 cập nhật năm 2024

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2014/QH13

Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2014

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật Quốc tịch Việt Nam như sau:

“Điều 13. Người có quốc tịch Việt  Nam

1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

2a. Trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam như sau:

a) Người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp tờ khai và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Bộ Ngoại giao.

b) Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có giấy tờ chứng minh  người đó có quốc tịch Việt Nam thì cơ quan đại diện Việt Nam ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch là người đó có quốc tịch Việt Nam và hướng dẫn làm thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì cơ quan đại diện Việt Nam báo cáo Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp tiến hành xác minh và kết quả xác minh được ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch. Người được xác minh là có quốc tịch Việt Nam thì được cơ quan đại diện Việt Nam hướng dẫn thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết khoản 2a Điều này”.

 

Điều 2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 26 của Luật Quốc tịch Việt Nam. 

 

Điều 3. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 06 năm 2014./.                                                                                      

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo