Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tổng đài tư vấn luật hôn nhân gia đình

Tư vấn luật Hôn nhân gia đình qua tổng đài điện thoại như thế nào, làm thế nào để kết nối luật sư tư vấn là câu hỏi đặt ra khi một ngày đẹp trời bạn, người thân, gia đình mình có vướng mắc về Hôn nhân và gia đình nhưng chưa biết pháp luật quy định thế nào và cũng chưa có phương án giải quyết để đảm bảo tối đa quyền lời của mình và gia đình mình. Lúc này, hãy liên hệ Luật Minh Gia - Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc cho bạn.

1. Luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình

Giải đáp mọi vướng mắc về luật hôn nhân gia đình

- Bạn biết đấy, khi phát sinh vấn đề liên quan đến Hôn nhân gia đình thì không phải chỉ tìm hiểu Luật Hôn nhân gia đình là đủ mà bạn cần có kiến thức hoặc tìm hiểu các quy định pháp luật khác như: pháp luật Dân sự, Hộ tịch, Cư trú v.v...

- Do vậy, nếu bạn đang có vướng mắc về Hôn nhân gia đình (Ly hôn, thủ tục ly hôn, tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con,  tranh chấp về HNGĐ, kết hôn, thủ tục kết hôn, khai sinh, các vấn đề nhân thân v.v...) mà chưa biết pháp luật quy định thế nào? Bạn đang cần tìm hiểu về luật Hôn nhân gia đình, luật Dân sự, Hộ tịch nhưng không biết tìm hiểu thế nào, không biết hỏi luật sư ở đâu? Hãy liên hệ tổng đài luật sư của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng.

Lợi ích khi bạn liên hệ tổng đài tư vấn luật Hôn nhân gia đình

✔️ Tiết kiệm thời gian và chi phí;

✔️ Nhanh chóng, tiện lợi, thời gian tư vấn, giải đáp qua điện thoại linh hoạt.

✔️ Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại là dịch vụ trọng tâm của Luật Minh Gia, luật sư của chúng tôi tư vấn quy định pháp luật về Hôn nhân gia đình và các vấn đề liên quan cho mọi đối tượng có nhu cầu giải đáp thắc mắc.

Để yêu cầu tư vấn về luật hôn nhân gia đình, bạn hãy ''Đăng ký hỏi luật sư'' để được luật sư của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

2. Những vấn đề về Hôn nhân gia đình luật sư giải đáp gồm

Sau khi kết nối và đặt câu hỏi bạn sẽ được luật sư Luật Minh Gia sẽ tư vấn, giải đáp pháp luật về Hôn nhân gia đình như: Kết hôn, ly hôn, tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con... hướng dẫn thủ tục hành chính hôn nhân gia đình và giải đáp các vấn đề khác liên quan, cụ thể như sau:

Tư vấn quy định pháp luật về kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn

✔️ Tư vấn quy định pháp luật về điều kiện kết hôn;

✔️ Tư vấn quy định pháp luật về cấm kết hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật;

✔️ Tư vấn về đăng ký kết hôn giữa cá nhân có quốc tịch Việt Nam và giữa người Việt Nam với người nước ngoài;

Tư vấn quy định pháp luật về tài sản trong thời kỳ hôn nhân

✔️ Quy định về Tài sản chung của vợ chồng;

✔️ Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

✔️ Quy định về quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng;

✔️ Quy định về tài sản riêng của vợ, chồng;

Luật sư tư vấn ly hôn và thủ tục ly hôn

✔️ Tư vấn về yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, điều kiện và căn cứ cho ly hôn;

✔️ Tư vấn quy định về thuận tình ly hôn;

✔️ Tư vấn quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên;

✔️ Tư vấn và hướng dẫn thủ tục ly hôn;

✔️ Tư vấn pháp luật về chia tài sản khi ly hôn và nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn;

✔️ Tư vấn quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, quyền thăm nom con sau khi ly hôn, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Tư vấn về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

✔️ Tư vấn về kết hôn có yếu tố nước ngoài;

✔️ Tư vấn pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài;

✔️ Tư vấn pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

✔️ Tư vấn pháp luật giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

Tư vấn xác nhận quan hệ pháp luật Hôn nhân gia đình

✔️ Tư vấn quy định pháp luật về quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, xác định cha, mẹ, con, tư vấn pháp luật về giám hộ...

✔️ Tư vấn quy định pháp luật, thủ tục cho và nhận con nuôi

✔️ Tư vấn quy định pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật Hôn nhân gia đình

✔️ Tư vấn về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình.

3. Liên hệ luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình

- Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, vui lòng liên hệ, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

- Tổng đài luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình của chúng tôi hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần từ 7h30' sáng đến 18h00' tối hàng ngày -  Luật sư, luật gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc pháp lý mà bạn quan tâm.

- Luật Minh Gia cam kết mọi thông tin cá nhân khách hàng cung cấp và trao đổi qua điện thoại sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin quý khách hàng. Quy khách hàng tuyệt đối không sử dụng trương trình, công cụ hay hình thức nào nhằm can thiệp, phá hoại hay xâm nhập dữ liệu của website. Mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến vấn đề Ly hôn để có giải pháp và phương án phù hợp nhất đối với vấn đề của bạn.

>> Tư vấn thủ tục ly hôn

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình

>> Mẫu đơn xin ly hôn

------

4. Tham khảo luật sư tư vấn luật Hôn nhân gia đình trực tuyến

- Hỏi về luật hôn nhân: Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đã thành niên?

Câu hỏi:

Kính chào quý luật sư, Hiện tôi đang là sinh viên năm 2 ĐH, chưa có việc làm và cũng chưa có khả năng tự chủ tài chính trong cuộc sống. Gần đây có xích mích trong gia đình, cụ thể là với mẹ tôi (vì cha mẹ tôi đã ly hôn và sống riêng, tôi ở chung với bà, anh tôi ở chung với cha), bà đã nhiều lần buông lời sỉ vả, xúc phạm tôi, lấy lý do lễ giáo, tôn ti trật tự để ngược đãi, tra tấn tôi về mặt tinh thần. Tôi không hề xúc phạm hay ngược đãi, đánh đập bà, cũng không tiêu tiền phung phí hay phá hoại của cải. Điều đầu tiên tôi xin hỏi luật sư rằng hành vi của mẹ tôi như vậy có sai hay không và nếu sai thì tôi cần nhờ giúp đỡ ở ai? Tôi thực sự không muốn sứt mẻ gia đình nhưng mẹ tôi cứ liên tục làm vậy suốt mấy ngày liền, mỗi ngày đay nghiến, chửi bới, nhục mạ tôi hàng giờ đồng hồ, sức chịu đựng của tôi cũng có giới hạn nên tôi phải cần sự tư vấn giúp đỡ từ phía quý luật sư.Trong lúc cãi vã và tức giận, bà bảo rằng sau này tài sản bà sẽ cho hết cho từ thiện và từ tôi. Xin hỏi luật sư điều này có được Pháp luật hiện hành cho phép không?Hơn nữa, bà còn thường đe doạ đuổi tôi khỏi nhà mà không cho mang gì theo hết.

Hiện nay tôi chưa có khả năng tự chủ về tài chính, chưa có công việc ổn định, việc làm như vậy chẳng khác nào đe doạ đến mạng sống của tôi, bỏ chết ngoài đường, vì trong trường hợp đó, cơ bản tôi không thể tự kiếm tiền cho bản thân, không có tiền phục vụ tiền học, tiền ăn, tiền ở. Biết rằng bà sở hữu đất và căn nhà hiện chúng tôi đang ở, trong hộ khẩu có tên bà và tôi, xin hỏi luật sư việc làm mẹ tôi nói như vậy là có đúng Pháp luật hay không?Trên đây là 3 điều tôi cần được tư vấn, mong nhận được thư trả lời sớm từ phía quý luật sư.Trân trọng.

Trả lời:

Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

Theo thông tin anh/chị cung cấp thì hiện tại anh/chị đang là sinh viên năm 2 đại học, tức đã trên 18 tuổi, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, Căn cứ quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ".

Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do anh/chị đã là người thành niên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên cha mẹ không có nghĩa vụ buộc phải cấp dưỡng, chu cấp tiền ăn học. Với hành vi xúc phạm, ngược đãi anh/chị không nói rõ cụ thể như nào, nếu chỉ dừng lại ở việc mắng chửi con cái thông thường thì chưa phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Về vấn đề tài sản, nếu như tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng người mẹ thì người mẹ có toàn quyền định đoạt không cần sự đồng ý của bất kỳ ai. Việc có tên trong sổ hộ khẩu chỉ xác nhận về nơi cư trú của một người, không có giá trị xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo