Mạc Thu Trang

Tội phá thai trái phép được quy định thế nào?

Yêu cầu tư vấn: Xin chào Luật Minh Gia!Tôi đã đọc quy định về Tội phá thai trái phép và chưa rõ một số điều sau, xin được Luật sư giúp đỡ làm rõ: Tội này áp dụng cho cá nhân hay tổ chức hành nghề.Nếu là tổ chức thì cá nhân được chỉ định phá phải chịu trách nhiệm, còn tổ chức y tế đó có phải chịu trách nhiệm. Nếu việc phá thai được sự cho phép và có giấy miễn trách nhiễm của tổ chức thì họ có phải chịu trách nhiệm không?

 

Thứ 2, Xin hỏi về việc cá nhân khác phá thai bằng thuốc không có sự cho phép của người mang thai, bằng cách cho uống thuốc mà không cho người mang thai biết. Việc phá thai đã thực hiện xong, đạt kết quả như người phá muốn và sau đó người này đã nhận thì có thể cấu thành nên tội không. Nếu muốn khởi tố liệu có khả năng kiện đòi xin lỗi, yêu cầu không được tiếp xúc và bồi thường không? Xin cảm ơn Luật Sư,Trân trọng!

 

Trả lời:Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Tội phá thai trái phép được quy định tại Điều 316 Bộ luật Hình sự năm 2015 và được sửa đổi bổ sung tại khoản 118 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật  Hình sự 2017 cụ thể như sau:

 

“1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

 

a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

 

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

 

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 

a) Làm chết 02 người;

 

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

 

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%”.

 

Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi như sau:

 

“118. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1 ... Điều 316 như sau:

 

“1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

 

a) Làm chết người;

 

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

 

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 

a) Làm chết 02 người;

 

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 

a) Làm chết 03 người trở lên;

 

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.”

 

Theo quy định trên Tội pháp thai trái phép được áp dụng cho cá nhân ,trong trường hợp lừa dối người có thai uống thuốc nhằm mục đích phá thai dẫn đến hậu quả sảy thai không cấu thành nên tội phá thai trái phép vì người phụ nữ không yêu cầu phá thai nên có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Nguyễn Dịu - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo