Nguyễn Thu Trang

Điều lệ công ty - Dịch vụ luật sư soạn thảo điều lệ doanh nghiệp

Điều Lệ Công Ty được coi là bản “thỏa ước” giữa các thành viên có vốn góp vào công ty quy định về quyền, nghĩa vụ của các thành viên và quy trình hoạt động, quản lý, điều hành của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật. Điều lệ công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý, quyết định các chiến lược phát triển của các doanh nghiệp bởi quy định của pháp luật luôn ưu tiên theo “Điều lệ công ty”.

Vì vậy, soạn thảo và sửa đổi Điều lệ công ty là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và quyết định các định hướng phát triển doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy, bộ phận Luật sư, Chuyên gia pháp lý về doanh nghiệp của Luật Minh Gia luôn tự tin cung cấp tới khách hàng dịch vụ soạn thảo, sửa đổi điều lệ với chất lượng và chi phí tốt nhất!

1. Vai trò của Điều lệ công ty

Điều lệ công ty là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất khi có tranh chấp xảy ra, được đưa ra làm cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp. Điều lệ công ty sẽ được ưu tiên áp dụng nếu nội dung đó của Điều lệ không trái với quy định của pháp luật.

- Qua thống kê những năm gần đây cho thấy, số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tăng mạnh. Những doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và chú trọng hơn trong việc thành lập, quản lý công ty. Điều lệ công ty là văn bản quy định về các vấn đề cốt lõi và nền móng cho sự vận hành của Công ty như: Danh sách thành viên góp vốn; Tỷ lệ phần vốn góp; Cơ cấu tổ chức quản lý; Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh chủ chốt trong công ty; Thẩm quyền và thể thức thông qua các quyết định, phương hướng phát triển công ty của bộ máy điều hành; Nguyên tắc phân chia lợi nhuận; Chế độ tuyển dụng, lương thưởng;… Chính vì các nội dung này nên Điều lệ công ty trở nên quan trọng bởi:

- Điều lệ công ty giúp cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty;

- Điều lệ công ty sẽ ghi nhận phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên hợp danh, của cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn,… để xác định rõ về tỷ lệ vốn góp, quyền và nghĩa vụ tương đương của các thành viên góp vốn vào công ty;

- Điều lệ quy định các nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế, phương án xử lý lỗ trong kinh doanh, tránh trường hợp giữa các thành viên có tranh chấp với nhau về việc hưởng lợi nhuận;

- Điều lệ công ty có chức năng tạo cơ chế vận hành cho công ty liên quan đến việc quy định về cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty để từ đó công ty có được hệ thống tổ chức chặt chẽ, có sự phân quyền rõ ràng sẽ khiến cho hoạt động của công ty thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Các thành viên của công ty theo đó phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Điều lệ công ty, thúc đẩy sự hoạt động ổn định và phát triển cho công ty.

2. Nội dung Điều lệ công ty

Quy định về điều lệ công ty

Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Điều lệ gồm họ, tên và chữ ký của những ai?

Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

a) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Sửa đổi điều lệ cần chữ ký của những người nào?

Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;

b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

* Lưu ý:

- Mỗi công ty sẽ có một bản Điều lệ riêng phù hợp với cơ cấu tổ chức, tình hình thực tế của công ty;

- Điều lệ cần được soạn thảo dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận giữa các thành viên công ty, thông qua các cuộc họp và biểu quyết theo quy định, do người có quyền hạn ký xác nhận vào điều lệ;

- Pháp luật trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết trong việc xây dựng Điều lệ công ty, nhưng doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ việc không được trái với pháp luật cũng như không xâm phạm quyền và lợi của các bên thứ ba khác;

- Việc xác lập, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ Điều lệ của công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

3. Dịch vụ soạn thảo, sửa đổi Điều lệ công ty của Luật Minh Gia

- Hiểu được vị trí, tầm quan trọng của Điều lệ công ty, Luật Minh Gia chuyên cung cấp tới Quý Khách hàng doanh nghiệp dịch vụ soạn thảo, sửa đổi Điều lệ doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý, điều hành, tạo ra một môi trường chuyên nghiệp trong các công ty khi quy định cụ thể về các thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Quá trình tự soạn thảo Điều lệ công ty của các Doanh nghiệp thường gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc do không nắm rõ các quy định của pháp luật Doanh nghiệp. Nhiều trường hợp cho rằng, Điều lệ chỉ mang tính “hình thức”, có Điều lệ để đầy đủ thủ tục. Thế nhưng, tại các Doanh nghiệp, Tập đoàn lớn, Điều lệ được xây dựng vô cùng cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết, được coi là văn bản “cao nhất” trong việc phát triển, quyết định các chính sách, chiến lược phát triển của công ty, quyền và nghĩa vụ của các thành viên có vốn góp trong công ty.

- Một bản Điều lệ hoàn chỉnh, phù hợp với các quy định của pháp luật và đúng với mong muốn của những chủ doanh nghiệp là điều mà mọi công ty đều hướng tới. Nếu bản điều lệ chỉ mang tính sao chép từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, có thể mang đến những rủi ro cho doanh nghiệp bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc thù và quy chế vận hành riêng. Vì vậy, việc có đội ngũ Luật sư, Chuyên gia về Doanh nghiệp soạn thảo sẽ giải quyết được những vướng mắc trong hoạt động quản lý, phân chia lợi nhuận, quyết định chính sách và phương hướng phát triển của công ty.

→ Luật Minh Gia qua nhiều năm thành lập và phát triển đã có được đội ngũ nhân sự chất lượng cao với chuyên môn, trình độ và chú trọng đề cao đạo đức hành nghề Luật sư. Đặc biệt trong lĩnh vực Doanh nghiệp, chúng tôi đã thực hiện dịch vụ sửa đổi, soạn thảo Điều lệ công ty và nhận được phản hồi rất tích cực cũng như sự hài lòng, tin tưởng hợp tác lâu dài từ phía quý khách hàng. Không chỉ vậy, với chính sách hậu mãi, trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến Điều lệ công ty, Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng và đề xuất phương án xử lý khi có tranh chấp về các nội dung trong Điều lệ quy định.

4. Phương thức sử dụng dịch vụ soạn thảo, sửa đổi điều lệ công ty

- Trong thời đại Công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, dù bạn ở bất kỳ đâu trên toàn quốc, bạn đều có thể sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Minh Gia bằng cách liên hệ qua Hotline: 0902.586.286 hoặc gửi yêu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo, sửa đổi Điều lệ công ty về email: lienhe@luatminhgia.vn.

- Bộ phận tiếp nhận và xử lý yêu cầu của quý khách sẽ nhanh chóng phản hồi và trao đổi chi tiết với quý khách hàng về dịch vụ soạn thảo, sửa đổi Điều lệ công ty về cách thức thực hiện, thời gian thực hiện và chi phí thực hiện dịch vụ.

- Ngoài ra, quý khách có thể đến trực tiếp văn phòng công ty để gặp gỡ Luật sư và trao đổi chi tiết về các yêu cầu, mục đích của mình trong việc soạn thảo, sửa đổi Điều lệ công ty để có thể sử dụng Điều lệ trong các hoạt động của công ty một cách tốt nhất và hiệu quả nhất!

Luật Minh Gia kính mong nhận được sự tin tưởng hợp tác từ phía quý khách hàng Doanh nghiệp trên toàn quốc.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo