Tư vấn pháp luật thừa kế qua tổng đài điện thoại 1900.6169 - Luật Minh Gia cung cấp và thực hiện nhằm phổ biến kiến thức pháp luật Thừa kế, phòng tránh rủi ro, tranh chấp di sản thừa kế và các vấn đề khác liên quan, cụ thể như sau:
Theo quy định, Thừa kế là chuyển dịch tài sản thuộc sở hữu của người chết cho người được quyền thừa kế bằng các hình thức thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật …
Chỉ cần nhấc điện thoại và liên hệ qua tổng đài luật sư, bấm nhánh số 3 gặp luật sư thuộc lĩnh vực Dân sự. Luật sư, luật gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc pháp luật về Thừa kế như sau:
👉 Luật sư tư vấn các quy định pháp luật chung về thừa kế:
👉 Tư vấn quy định về Thừa kế theo di chúc, bao gồm:
✔️ Tư vấn lập di chúc;
✔️ Tư vấn quy định về phân chia di sản thừa kế;
✔️ Tư vấn quy định pháp luật và thủ tục khai nhận di sản thừa kế;
✔️ Luật sư tư vấn các vấn đề khác liên quan đến thừa kế theo di chúc,…
👉 Tư vấn quy định pháp luật về Thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:
✔️ Tư vấn và xác định người có quyền hưởng thừa kế;
✔️ Tư vấn luật về phân chia di sản thừa kế;
✔️ Tư vấn các quy định pháp luật khác liên quan đến thừa kế theo pháp luật,…
👉 Luật sư tư vấn quy định chung về Di sản thừa kế:
✔️ Tư vấn về từ chối nhận di sản thừa kế, những trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế;
✔️ Tư vấn về quản lý, phân chia, thanh toán di sản thừa kế;
👉 Tư vấn quy định và hướng dẫn thủ tục về thừa kế quyền sử dụng đất;
👉 Luật sư tư vấn quy định, điều kiện và thủ tục khởi kiện về thừa kế
👉 Tư vấn các nội dung khác có liên quan.

>> Luật sư Tư vấn Thừa kế trực tuyến
👉 Hướng dẫn liên hệ luật sư qua tổng đài: 1900.6169 - Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số 19006169 nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia, chuyên viện tư vấn của chúng tôi. (Ví dụ: Để được tư vấn pháp luật Luật Thừa kế, gọi: 1900.6169 bấm số 3). (Trong trường hợp không được luật sư tư vấn kịp thời quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Email luatsu@luatminhgia.vn để được hỗ trợ).
Để đảm bảo cuộc gọi không bị gián đoạn, tiết kiệm thời gian và chi phí quý khách nên chuẩn bị trước nội dung hỏi và trình bày rõ ràng, quý khách cần chuẩn bị một số tài liệu, giấy bút... trước khi trao đổi trực tiếp với luật sư.
Trân trọng
P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia
👉 Bài viết liên quan:
>> Tư vấn pháp luật thừa kế
>> Quy định pháp luật về Di chúc - Di sản - Thừa kế
>> Tư vấn pháp luật Thừa kế Đất đai qua tổng đài điện thoại
--------------
👉 Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về Thừa kế, di chúc như sau:
Câu hỏi - Tư vấn tranh chấp phân chia di sản thừa kế?
Xin luật sư tư vấn giúp tôi.Ba tôi là người đại diện hộ gia đình đứng tên giấy chủ quyền sử dụng đất Ba tôi mất đột ngột nen mẹ tôi muốn sang tên mẹ va mẹ nhờ bà nội và tôi ra công chứng ủy quyền lại cho mẹ( ông nội đã mất ) giấy tờ xong hết mẹ tôi sang nhượng đất lại cho ngkhac, thủ tục bán đã làm xong nhưng giờ anh em bên nhà ba tôi khởi đơn kiện với lý do đất nhà tôi là đất ông bà cho ba tôi nên mẹ tôi không có quyền bán. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Liệu bên tôi có bị ảnh huỏng gì không? Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật - Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Theo thông tin a/c cung cấp, diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bố a/c, có nguồn gốc do ông bà tặng cho. Như vậy, tài sản thuộc quyền sở hữu của bố a/c, khi bố a/c mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chiêu đều cho những người thuộc hàng thừa kế của bố a/c gồm: ông, bà (bố mẹ của bố a/c); vợ và các con.
Như vậy, những người anh chị em ruột của bố a/c không nằm trong diện, hàng thừa kế được hưởng. Do đó không có quyền yêu cầu phân chia di sản bố a/c để lại.