Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Vi phạm luật lao động khi giải quyết tranh chấp lao động

Vi phạm luật lao động và mức xử phạt vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:

1. Mức xử phạt vi phạm về luật lao động

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền

1

Người lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;

b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;

c) Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử lao động hoặc xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

1.000.000 - 2.000.000

2

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;

b) Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;

c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật Lao động.

3.000.000 - 5.000.000

---

2. Tình huống tư vấn về tranh chấp lao động 

Câu hỏi:

Kính thưa luật sư! Tôi cùng 12 nhân viên khác được tuyển dụng vào làm việc tại trường Cao đẳng nghề D từ thời điểm 200x đến 201x. Đến ngày 03/7/201x thì Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng cả 13 người mà không có thông báo. Sau khi có thông báo, chúng tôi đã cùng nhau làm đơn đề nghị gửi tới Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn Trường để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng không có kết quả.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề của bạn Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động

Tại Điều 132 Bộ luật Lao động quy định:

“Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định”.

Như vậy, bạn và 12 người còn lại có thể gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra lao động hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở để được giải quyết.

Hoặc bạn có thể gửi đơn đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đó là Hòa giải viên lao động hoặc Tóa án nhân dân.

Về thời hiệu yêu cầu giải quyết

-  Đối với Hòa giải viên: là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

-  Đối với Tòa án: là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo