Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

- Hòa giải viên lao động

- Tòa án nhân dân

2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

Bước 1:

- Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

+) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

+) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

- Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

- Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

- Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

- Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

- Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

>> Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động, gọi: 1900.6169

Bước 2: Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết

- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

- Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

---

4. Tham khảo tình huống tư vấn về tranh chấp lao động

- Giải quyết tranh chấp lao động về vấn đề nghỉ việc và đóng BHXH

Câu hỏi:

E hiện tại là lái xe của 1 công ty taxi, e vào công ty từ cuối tháng 12/201x lúc mới vào công ty có giữ của e bộ hồ sơ gốc bằng lái xe b2 và tiền quỹ 3triệu. Sau nhiều lần ý kiến thì đến tháng 8 năm 201x thì công ty kí hợp đồng lao động với e nhưng không cho e giữ hợp đồng lao động. Đến ngày 12/1/201x công ty trả lương chậm vì bình thường công ty trả lương ngày 10 hàng tháng,

E có nói chuyện với 1 số tài xế khác là nợ doanh thu 100 nghìn thì bị phạt mà lương thì không trả, sau đó e có cải nhau với 1 nhân viên lái xe khác(nhân viên này cặp bồ với giám đốc) về vấn đề cá nhân, 5 phút sau giám đốc gọi e nói là bị cắt ca vận doanh vì lí do xúc phạm công ty, ngay 16/1/201x giám đốc có gọi e lên nói chuyện nhưng không có ý định cho e chạy xe lại và nói là chưa biết khi nào giải quyết. Đến ngày 13/2/201x công ty không có thông báo gì về việc làm của e nên e viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động nhưng đến nay công ty chưa có quyết định cho nghỉ việc. Vậy thưa a qua câu sự việc trên a tư vấn dùm e ai sai và sai như thế nào trong trường hợp trên. Đối với việc không ra quyết định cho nghỉ việc e phải làm thế nào? Về mức đóng bảo hiểm trong những ngày e nghỉ việc tính ra sao?  Chân thành cảm ơn a.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc về giữ bản chính và thu tiền của người lao động

Bộ luật lao động quy định: Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

"1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động."

Căn cứ theo quy định trên, việc công ty giữ bản chính giấy tờ của a/c và yêu cầu nộp một khoản tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng là hành vi trái quy định của pháp luật.

Thứ hai, về việc công ty tạm ngừng việc của a/c và các quyền lợi khác.

Tạm đình chỉ công việc

"1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc."

Trường hợp a/c có dấu hiệu vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của nội quy công ty, thì công ty có thể tạm đình chỉnh công việc của a/c trong thời hạn nhất định. Trong thời gian bị tạm đình chỉ, a/c vẫn được công ty thanh toán 50% tiền lương, BHXH, BHYT,BHTN. Nếu công ty không ra quyết định tạm đình chỉ công việc mà cho a/c ngừng việc thì phải trả tiền lương ngừng việc theo quy định tại điều 98 BLLĐ 2012 ( do các bên thỏa thuận không thấp hơn lương tối thiểu vùng).

Tuy nhiên, a/c đã tự nguyện viết đơn xin chấm dứt HĐLĐ nếu công ty đồng ý thì đây là trường hợp thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. Nên quan hệ lao động sẽ chấm dứt theo thỏa thuận này. Công ty có trách nhiệm trả đầy đủ tiền lương tương ứng với số ngày công thực tế và các chế độ khác theo quy định cho a/c trong thời hạn từ 7 đến 30 ngày.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo